Ông Askhay Kulkarni, Giám đốc Dịch vụ tư vấn bất động sản khách sạn - nghỉ dưỡng Cushman & Wakefield Nam và Đông Nam Á trả lời phỏng vấn phóng viên TBNH.
Nhiều ý kiến cho rằng, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại việt nam phát triển quá nóng dẫn tới dư cung, thưa ông?
Xét trên góc độ khu vực thì số lượng resort nghỉ dưỡng và khách sạn tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn còn ít hơn rất nhiều so với Jakarta (Indonesia), Kualar Lumpua (Malaysia), Singapore… Tổng số phòng khách sạn từ 3 đến 5 sao tại TP. Hồ Chí Minh đạt 13.000 phòng.
Xét về nguồn cung tại Việt Nam hiện nay, resort nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp chiếm một số lượng lớn, sau đó là hạng 3 sao và 2 sao. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nhiều khả năng loại hình nghỉ dưỡng, khách sạn hạng trung sẽ được xây dựng nhiều hơn.
Các thành phố du lịch đang phát triển như Đà Lạt, Đà Nẵng hay một số thành phố ven biển thu hút hàng triệu lượt khách du lịch và số lượng khách tăng dần lên theo từng năm. Song song với lượng khách ngày một gia tăng này, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông và bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn tất yếu phải ngày một nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của đa dạng nhiều du khách.
Vậy, các NĐT quan tâm thế nào đến bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam?
Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khách sạn. Tuy nhiên, điều phần lớn các NĐT băn khoăn chính là giá đất và khả năng hòa vốn, thu lợi của dự án. Khi xem xét đầu tư, NĐT bao giờ cũng chú ý đến hai tiêu chí: mức độ rủi ro của dự án đầu tư và môi trường kinh doanh. Tôi thấy có khá nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hiện xem xét khả năng đầu tư tại Việt Nam vì họ thấy được tiềm năng. Nếu như tiềm năng phát triển tăng, nhu cầu tăng, tỷ lệ hấp thụ tăng, thời gian hoàn vốn ngắn thì đương nhiên khả năng dự án được đầu tư sẽ rất cao.
Hiện có khá nhiều NĐT đang triển khai dự án, cụ thể như Rockefeller mới đầu tư 2,5 tỷ USD vào dự án tại Vũng Rô - Phú Yên, nhà tỷ phú Israel Igal Ahouvi với dự án Alma Resort tại Bãi Rồng - Cam Ranh trị giá 300 triệu USD… cho thấy các NĐT đã thấy được tiềm năng phát triển và mạnh dạn đầu tư.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay chính là môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Vì đang là thị trường mới nổi, chưa phát triển nên phần lớn chính sách, quy trình vẫn thường xuyên được thay đổi và chưa mang tính thống nhất, rõ ràng và minh bạch như những gì các NĐT kỳ vọng.
Nếu như Việt Nam có thể
0 nhận xét:
Đăng nhận xét