Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Bảo hiểm Trung Quốc bồi thường nạn nhân chuyến bay MH370

(Tin Nóng) Các công ty Trung Quốc bắt đầu chi trả tiền bảo hiểm cho các hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 của hàng không Malaysia sau khi Malaysia khẳng định tất cả đều thiệt mạng, theo Reuters.

An ninh Trung Quốc ngăn cản thân nhân hành khách chuyến bay MH370 gào khóc biểu tình trước đại sứ quán Malaysia ở Bắc Kinh ngày 25.3 - Ảnh: AFP

Theo Tân Hoa Xã ngày 27.3, gia đình của 7 hành khách đã được Công ty BH nhân thọ Trung Quốc (China Life) bồi thường 4,17 triệu nhân dân tệ (671.270 USD) ngày 25.3. Công ty này có 32 khách hàng trên chuyến bay định mệnh MH370, tổng số tiền chi trả ước 9 triệu nhân dân tệ (1,46 triệu USD).

Còn công ty bảo hiểm China Pacific Insurance ở Thượng Hải đã chi trả đợt đầu cho khách hàng trên chuyến bay là 525.000 nhân dân tệ ngày 26.3; Sunshine Insurance bồi thường 500.000 NDT cho 1 gia đình có 3 khách hàng; New China Life Insurance bồi thường 1 triệu NDT cho 9 khách hàng.

Trên chuyến bay MH370 có 153 hành khách là người Trung Quốc.

Tin Nóng

>> Thời tiết xấu, dừng bay tìm mảnh vỡ máy bay Malaysia

>> Đua nước rút tìm mảnh vỡ máy bay từ ảnh vệ tinh Pháp

>> Vệ tinh Pháp chụp 122 vật nghi mảnh vỡ máy bay Malaysia

>> Dùng hiệu ứng Doppler kết luận máy bay Malaysia rơi xuống biển

>> Malaysia chính thức thông báo máy bay đã rơi xuống nam Ấn Độ Dương

Từ khoá: trả tiền bảo hiểm bồi thường khách hàng đại sứ quán máy bay trung quốc insurance new china life malaysia công ty công ty bảo hiểm tiền bảo hiểm hành khách

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Không nên khuyến khích hành vi phạm luật

Dân Việt >

Tiếng dân

Về Đề xuất thanh toán BHYT cho người bị tai nạn giao thông có vi phạm luật:

Không nên khuyến khích hành vi phạm luật

4524

Với việc Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) đề xuất sẽ chi trả viện phí cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông dù vi phạm luật (xem NTNN số 72/2014), bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình thì không ít người cho rằng làm vậy sẽ gây mất công bằng xã hội.

  • >> Người vi phạm Luật Giao thông bị tai nạn vẫn được BHYT chi trả mọi chi phí?

Người dân phải có trách nhiệm xác minh

Không phải vì không thể xác minh được người vi phạm an toàn giao thông mà lại xây dựng luật theo kiểu "cào bằng, san phẳng" quyền lợi của người chấp hành đúng luật và sai luật như vậy. Theo tôi, nên quy trách nhiệm xác minh mình không vi phạm pháp luật cho bệnh nhân và người nhà của họ. Giống như các loại bảo hiểm, trước khi được hưởng quyền lợi, người mua bảo hiểm phải cung cấp đầy đủ bằng chứng mình không vi phạm hợp đồng bảo hiểm, không phạm pháp trục lợi bảo hiểm.

Ông Vũ Bá Cương - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Nam Định

Bác sĩ yên tâm chữa bệnh

Cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Bệnh nhân ở tuyến trên thường là các bệnh nhân nặng. Mỗi ngày, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận hàng chục ca bị TNGT, cũng có nhiều người vi phạm luật. Tùy loại tổn thương mà chi phí tốn từ vài chục đến vài trăm triệu đồng. Nếu dự thảo luật được thông qua, BHYT không phân biệt người vi phạm luật pháp hay không, người bệnh sẽ yên tâm chữa bệnh. Các bác sĩ cũng nhờ thế mà được "rộng chân rộng tay", cố gắng cứu chữa bệnh nhân hơn...

Bác sĩ Dương Trọng Hiền Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội

Mỗi năm BHYT chi trả 200-300 tỷ đồng cho TNGT

Nếu BHYT thanh toán cho cả những người vi phạm pháp luật thì đúng là thiếu công bằng xã hội. Tuy nhiên, những người vi phạm pháp luật thì đã có các hình thức xử phạt hành chính khác. Cần phải tách bạch giữa khám chữa bệnh với việc vi phạm pháp luật. Thực tế hiện nay, mỗi năm BHYT chi trả khoảng 200-300 tỷ đồng điều trị do TNGT mà hầu như ít khi điều tra được ai vi phạm luật và đòi hoàn tiền. Do đó, nếu Dự thảo Luật BHYT được thông qua thì Quỹ BHYT không vì thế mà bị ảnh hưởng.

Ông Phạm Lương Sơn- Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT(BHXH Việt Nam)

Đừng biến Quỹ BHYT thành quỹ "cứu trợ xã hội"

Quỹ BHYT là quỹ khám chữa bệnh. Nếu chấp nhận thanh toán BHYT cho cả người vi phạm tai nạn giao thông, người tự tử, tự ý gây thương tích để đảm bảo tính nhân văn thì sẽ biến Quỹ BHYT thành quỹ cứu trợ xã hội. Chúng ta không thể chạy theo dư luận cho rằng việc điều tra các vụ TNGT khó khăn, khó thu tiền mà lại "vơ cả vào một rọ" như vậy. Chẳng khác nào khuyến khích người dân làm sai luật rồi lại dồn hết một mớ bòng bong cho BHYT. Muốn nhân văn thì nên thực hiện bằng các chế độ khác.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Giám đốc BHXHtỉnh Cao Bằng

Quy định nhân văn, nên áp dụng

Tôi cho rằng quan điểm chi trả cả bảo hiểm cho người tự tử hay tự gây thương tích (chẳng hạn bị TNGT do vi phạm luật) là vấn đề rất nhân văn. Thông thường chẳng ai tự nhiên lại phải tự tử, hoặc tự ý gây thương tích cho mình, chỉ có những trường hợp chẳng may cuộc sống của họ rơi vào hoàn cảnh bế tắc, không tìm được cách lối thoát mới dẫn tới có hành vi tiêu cực. Theo tôi, bản chất bảo hiểm là để dành cho những việc rủi ro nên việc mở rộng theo hướng có lợi cho người dân thì nên áp dụng.

LS Giang Hồng Thanh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Từ khoá: đồng bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm bão tai nạn người mua bảo hiểm tngt thiếu công bằng luật bảo hiểm dự thảo vi phạm bệnh viện thanh toán an toàn giao thông bệnh nhân chữa bệnh tai nạn giao thông pháp luật trục lợi bảo hiểm người dân khám chữa bệnh giao thông mua bảo hiểm

Tập đoàn Generali đạt lợi nhuận cao nhất trong 6 năm qua

(DĐDN) -  Tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới Generali vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2013. Theo đó, doanh thu từ các hoạt động đã tăng lên đến hơn 4,2 tỷ Euro (tăng 5,3%).

Lợi nhuận ròng đạt 1,915 tỷ Euro (so với năm 2012 là 94 triệu Euro), đây là kết quả cao nhất trong vòng 6 năm qua. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu đạt 0,45 Euro, cao hơn gấp 2 lần so với năm 2012 (chỉ đạt 0,20 Euro). Dòng tiền mặt đã được cải thiện mạnh mẽ. Thặng dư ròng tăng 2,1 tỷ Euro (38%).

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu tăng 80 điểm cơ bản, đạt 12,1% ( mục tiêu năm 2015 là trên 13%). Kết quả hoạt động kinh doanh đã được cải thiện ở lĩnh vực nhân thọ (tăng 4,3%) và phi nhân thọ (tăng 3,5%) so với cùng kỳ năm 2012. Tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2013 đạt 66 tỷ Euro.

Tại Việt Nam, Tập đoàn Generali được Bộ Tài chính cấp giấy phép hoạt động vào ngày 20/04/2011. Sau hơn 2 năm chính thức đi vào hoạt động, Generali Việt Nam hiện đang phục vụ nhu cầu bảo hiểm cho hơn 35.000 cá nhân và thành viên được bảo hiểm của hơn 130 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện Generali Việt Nam đang dẫn đầu thị trường cả về tốc độ tăng trưởng và doanh thu phí đối với bảo hiểm nhóm dành cho doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm cá nhân, Generali Việt Nam tiếp tục đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp với nhu cầu đối với khách hàng Việt Nam.

Mai Hằng

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: doanh thu dẫn đầu thị trường doanh thu phí bảo hiểm phí bảo hiểm generali việt nam bảo hiểm nhóm việt nam kết quả bão phi nhân thọ generali bảo hiểm nhu cầu bảo hiểm

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Tìm nguồn dự trữ thuốc chống lao ổn định

Thực tế thời gian qua đã cho thấy, nếu không tìm được nguồn dự trữ thuốc phòng chống lao ổn định, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ rất gần của việc thiếu thuốc trầm trọng, trong khi đây là căn bệnh có nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất lớn và khó có thể lường hết hậu quả.

Phập phù nguồn dự trữ

Dù bệnh lao là một trong những bệnh xã hội được Nhà nước đầu tư kinh phí để điều trị, phòng chống, nhưng xem ra việc thiếu thuốc phòng chống lao vẫn luôn "lơ lửng" trên đầu ngành y tế.

Công tác tuyên truyền phòng, chống lao cho người dân cần được duy trì thường xuyên. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, Chủ nhiệm Chương trình phòng, chống lao quốc gia (CTPCLQG), có nguyên nhân khách quan của vấn đề này, đó là thuốc điều trị lao là loại thuốc đặc biệt, thị trường tiêu thụ lại không lớn, nên các nhà sản xuất không sản xuất đại trà, mà thường phải đặt hàng trước. "Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các nước có tình hình dịch tễ lao phức tạp như Việt Nam cần phải dự trữ thuốc điều trị lao, ít nhất là trong 1 năm", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết.

Dù biết rõ nguy cơ có thể thiếu thuốc điều trị, nhưng trên thực tế, do thiếu kinh phí nên chỉ có năm 2009 là Việt Nam đảm bảo được nguồn thuốc dự trữ đủ điều trị trong vòng 1 năm. Còn những năm sau đó, lượng thuốc dự trữ đã giảm dần và đến năm 2013 thì thuốc dự trữ đã hết. "Theo tính toán của CTPCLQG, nếu không có sự hỗ trợ, đầu tư đặc biệt thì tất cả các loại thuốc điều trị lao sẽ hết vào tháng 6/2014", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.

Hiện tại, để giải quyết "nguy cơ trước mắt" này, WHO đã đồng ý hỗ trợ khẩn cấp cho Việt Nam một lượng thuốc chống lao đủ điều trị trong vòng 1,5 năm. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này kèm theo điều kiện Việt Nam phải đảm bảo kinh phí mua thuốc trong một năm và không được để tình trạng thiếu thuốc điều trị tái diễn.

"Thế nhưng, năm nay, do tình hình kinh tế chung nên ngân sách cấp cho CTPCLQG giảm mạnh, từ 114 tỷ năm 2013 xuống còn 63 tỷ năm 2014 (giảm 50%). Trong khi đó, riêng nhu cầu ngân sách để mua thuốc chống lao cho khoảng 100.000 bệnh nhân điều trị mỗi năm đã hết khoảng 117 tỷ đồng. "Hiện nay, ngân sách từ CTPCLQG cũng chỉ có thể mua được 3 tháng thuốc điều trị; còn thiếu khoảng 70 tỷ đồng để mua thuốc cho những tháng còn lại. Chúng tôi đã báo cáo với Bộ Y tế nhiều lần về việc này, lãnh đạo ngành cũng rất quan tâm và cho biết: Sẽ bố trí kinh phí từ nguồn viện trợ để CTPCLQG có thể mua đủ thuốc điều trị trong 1 năm, đúng như điều kiện mà WHO đưa ra", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho hay.

Giải pháp lâu dài

Như vậy, về cơ bản, Việt Nam sẽ có đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân lao cho đến năm 2015 từ nguồn tài trợ của WHO và đã có kinh phí cho 1 năm tiếp theo từ kinh phí của Nhà nước. Nhưng đây cũng chỉ là "chuyện của từng năm" và việc tìm một giải pháp lâu dài vẫn đang khiến những người trong cuộc đau đầu.

Điều trị cho bệnh nhân lao tại trạm y tế xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết: "Nếu các cấp, các ban ngành thực hiện đúng Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 (gọi tắt là Chiến lược phòng chống lao - PV), mà Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 17/3/2014, thì nguồn lực cho công tác phòng, chống lao sẽ được đảm bảo; chúng ta sẽ sớm xây dựng được cơ chế cung ứng thuốc điều trị lao bền vững".

Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất toàn cầu, đồng thời đứng thứ 14/27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 130.000 người mắc lao mới, 170.000 người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao.

Trong Chiến lược phòng, chống lao đã nêu rõ, công tác phòng, chống bệnh lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị. Vì tầm quan trọng của việc thanh toán bệnh lao, Nhà nước sẽ đảm bảo nguồn lực cho hoạt động này thông qua sự đầu tư đa nguồn: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) và nguồn viện trợ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Trong đó, UBND các cấp có trách nhiệm bố trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống lao tại địa phương, cùng với nguồn ngân sách trung ương được hỗ trợ hàng năm.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, bên cạnh sự đầu tư về nguồn lực của các địa phương như Chiến lược phòng, chống lao đề ra, việc đảm bảo hoạt động cung ứng thuốc nói riêng và công tác phòng, chống lao nói chung từ nguồn quỹ BHYT cũng giữ vai trò rất quan trọng. Do đó, CTPCLQG đang nỗ lực phối hợp với các ban ngành, nhất là Vụ BHYT, Bộ Y tế để hướng tới việc xây dựng chính sách mở rộng quyền lợi cho bệnh nhân lao, đồng thời bảo đảm kinh phí hoạt động và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT kịp thời cho các cơ sở khám chữa bệnh.

"Chúng tôi đang đề xuất, tới đây, ở mọi tuyến điều trị, quỹ BHYT sẽ chi trả 100% viện phí cho bệnh nhân lao. Nếu cơ quan BHYT chấp thuận việc tạm ứng trước 1 năm mua thuốc chống lao cho CTPCLQG thì việc cung ứng thuốc chống lao cũng sẽ đảm bảo lâu dài", PGS.TS Nguyễn Viết Nhung chia sẻ.

Phương Liên

Từ khoá: phòng chống bệnh nhân khám chữa bệnh quan trọng quỹ bảo hiểm tầm quan trọng nhà nước bão nguy cơ việt nam chiến lược