Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Hiểm họa từ món nướng vỉa hè

ANTĐ - Những ngày cuối đông trời lạnh khiến đồ nướng có sức hút đặc biệt với các thực khách, đặc biệt là người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo, những món ăn này nếu không được chế biến đúng cách, hay từ nguồn thực phẩm không đảm bảo sẽ gây nguy hiểm cho người dùng.

Mùa đông, món nướng được rất nhiều thực khách lựa chọn. Ảnh minh họa

Đánh lừa khứu giác

Dễ dàng bắt gặp tại hầu hết những tuyến phố ở Hà Nội, trong các khu dân cư các quán chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng... Cứ vào các buổi tối, quán nào quán nấy lại đông nghịt khách. Mặc dù, những quán ăn này được bố trí khá đơn giản, chế biến ngay trên vỉa hè bụi bặm, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn tỏ ra thích thú xuýt xoa thưởng thức những món nướng bốc mùi thơm phức.

Cứ khoảng 19h trên những con phố như Đại Cổ Việt, Nguyễn Thái Học, Ngọc Lâm,... những quán nướng lại sáng rực ánh đèn. Tại đây, thực khách được phục vụ không chỉ nầm nướng, chân gà nướng mà các loại nội tạng lợn như lòng, tràng, dạ dày, nõn đuôi, cổ hũ... Mùi vị thơm lừng của những đĩa nội tạng lợn đã được các chủ quán "phù phép" bằng cách tẩm ướp gia vị và phẩm màu. Khi được hỏi về sự an toàn của những món ăn này, anh Nguyễn Văn Thái, nhân viên một công ty du lịch trả lời hồn nhiên: "Nếu cứ băn khoăn xem những thực phẩm này có xuất xứ từ đâu thì chắc sẽ chẳng ai dám ăn ở các quán ăn vỉa hè...".

Để chứng minh đó là những thực phẩm "sạch", chủ một quán đồ nướng khá đông khách trên đường Ngọc Lâm, quận Long Biên đưa sát lên mũi tôi đĩa nầm nướng trắng bóc, thơm phức phân trần: "Đấy cô xem hàng mà để lưu cữu lâu ngày, không đảm bảo thì làm sao trắng, sạch được như thế này". Tuy nhiên, bà chủ cũng bật mí để món nầm nướng này có được mầu sắc và mùi vị như vậy phải qua rất nhiều bước sơ chế, làm sạch. Đó là bí quyết, không thể tiết lộ. 

Hiểm họa khôn lường

Nhìn vào lượng khách cũng như lượng thực phẩm mà các quán nướng vỉa hè tiêu thụ, không ít người đặt câu hỏi các chủ quán lấy đâu nguồn cung cấp nội tạng động vật dồi dào đến vậy và nguồn gốc của những loại thực phẩm này có an toàn hay không. Theo Chi cục QLTT Hà Nội, thời gian qua lực lượng chức năng đã phối hợp xử lý nhiều vụ việc liên quan đến thực phẩm, đặc biệt nổi lên nhiều vụ liên quan đến vận chuyển các loại nội tạng động vật... Phần lớn các lái xe đều khai nhận chở hàng thuê từ các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Móng Cái... về Hà Nội, sau đó phân phát cho các quán nhậu, hàng ăn. Điều đáng nói, các loại nội tạng động vật khi bị thu giữ đều đang bị phân huỷ và bốc mùi hôi thối. Mới đây, Đội Chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm, Phòng CSĐT tội phạm về Kinh tế và chức vụ - CATP Hà Nội đã bắt giữ 6 tạ nội tạng "bẩn", không rõ nguồn gốc bị nghi "tuồn" từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nếu số nội tạng này qua mặt được lực lượng chức năng sẽ được tẩy rửa và tẩm ướp thành những món nhậu thơm lừng mà nhiều người vẫn thưởng thức.

Theo bác sỹ Trần Thị Thu Hà - Bệnh viện Bạch Mai, thời gian qua số bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm không ngừng tăng. Thực phẩm được nướng trên bếp gas rất nguy hại vì khí gas sẽ bám trực tiếp vào món ăn. Việc nướng trên bếp than (cả than đá và than hoa) cũng tạo ra nhiều khí CO. Đây là loại khí rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu người ăn hít phải. CO kết hợp với chất Hemoglobin tạo thành MED-hemoglobin khiến con người mắc chứng tê liệt vì oxy không được vận chuyển đi nuôi cơ thể. Ngoài ra, CO2 cũng độc hại, gây ngạt thở nhưng với mức độ nhỏ hơn. Đồ nướng trên bếp than hoa cũng không loại trừ được độc tố gây ung thư. Ngoài việc tạo ra chất AGE, các chất trung gian hóa học như amin thơm, amin dị vòng..., đồ nướng trên than hoa còn sản sinh ra một số chất khác, nhất là chất bột nướng. Chất này sẽ tạo thành hydrat cacbon bị cháy ở nhiệt độ cao, tạo ra acrylamide. Đây cũng là chất gây ung thư.

Thời gian cuối năm, các quán nướng, rán đang bùng phát với số lượng lớn, vừa ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vừa là mầm hiểm họa đe dọa sức khỏe người dân. Do vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, cũng như các cửa hàng kinh doanh mặt hàng không đảm bảo VSATTP.

Ngọc Bảo

Từ khoá: bão xử lý nghiêm an toàn giao thông an toàn động vật vận chuyển

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Sự kiện đáng nhớ của ngành Tài chính trong năm 2013

(VnMedia) -Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử, thị trường chứng khoán là một trong 10 thị trường có mức tăng trưởng nhanh trên thế giới... là những sự kiện đáng nhớ nhất của ngành Tài chính trong năm 2013 vừa qua.

Mặc dù năm 2013 đã chính thức đi qua, nhưng những dấu ấn của ngành Tài chính trong công tác đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; công tác quản lý giá; sự phát triển vững chắc của thị trường chứng khoán và bảo hiểm; công tác đảm bảo an sinh xã hội;... đã được ngành thực hiện hết sức hiệu quả.

Thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách trong điều kiện khó khăn nhất

Năm 2013, việc thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn, thách thức, toàn ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt với quyết tâm cao nhất để thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách năm 2013. Tính đến ngày 31/12/2013, số thu ngân sách Nhà nước cả năm (kể cả ghi thu - ghi chi ngoài dự toán) đã vượt qua mốc 100% dự toán.

Ảnh minh họa

Năm 2013, ngành Tài chính đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận

Trong điều kiện thu ngân sách gặp khó khăn, NSNN vẫn luôn đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội năm 2013, thực hiện chính sách tăng lương cơ sở theo đúng kế hoạch đề ra và bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... Đồng thời, Bộ Tài chính đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho các đối tượng thụ hưởng.

Bộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT index 2013

Theo đánh giá chỉ số xếp hạng mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam 2013 (Vietnam ICT Index 2013) do Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT và Hội Tin học Việt Nam công bố, trong khối các Bộ, ngành, Bộ Tài chính đã vượt qua Bộ Công Thương để chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng với chỉ số Index là 0.7987 (Năm 2012 - Bộ Tài chính đạt vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng).

Vietnam ICT Index được xây dựng dựa trên 4 nhóm tiêu chí lớn là: Hạ tầng kỹ thuật/Ứng dụng/Hạ tầng nhân lực/Môi trường tổ chức chính sách.

Hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Năm 2013, Bộ Tài chính đã tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý giá, qua đó xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm. Đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường trong và ngoài nước, kịp thời áp dụng các biện pháp bình ổn thị trường.

Kiên trì thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình với mức độ và thời gian điều chỉnh phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát; thông tin tuyên truyền công khai minh bạch hóa chi phí, giá sản xuất, tiêu thụ điện, than, xăng dầu, dịch vụ công,... tạo sự đồng thuận trong xã hội. Nhờ vậy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ước cả năm tăng 6,2-6,3% là mức tăng thấp trong 10 năm qua.

Hoàn thiện thể chế về quản lý và giám sát DNNN

Đẩy mạnh triển khai Quyết định 929/2012/QĐ-TTg của Chính phủ về tái cơ cấu DNNN, Bộ Tài chính đã giao Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì soạn thảo và được Chính phủ ban hành nhiều nghị định quan trọng liên quan đến DNNN. Đó là Nghị định 61/2013/NĐ-CP về giám sát; Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC; Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN; Nghị định 206/2013/NĐ-CP về Quản lý nợ DNNN. Đây là một trong những việc quan trọng nhằm hoàn thiện thể chế, và lấp đầy những khoảng trống trong quản lý giám sát DNNN.

Thành công nổi bật trong xây dựng hệ thống pháp luật về tài chính

Trong năm 2013, có nhiều Luật của ngành Tài chính chính thức có hiệu lực như: Dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT; Luật Dự trữ Quốc gia; Luật Giá; Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí  (sửa đổi). Các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật cũng được Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và trình Chính phủ ban hành, tạo hành lang pháp lý trong quá trình thực hiện.

Huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

Nhiệm vụ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ được giao trong năm 2013 khá lớn, tuy nhiên Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kết quả năm 2013 đã phát hành được 181.093 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch, góp phần đảm bảo nhu cầu cho cho NSNN và cho đầu tư phát triển.

Chi NSNN qua hệ thống kho bạc Nhà nước

Kho bạc Nhà nước (KBNN) triển khai quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua hệ thống KBNN. Việc quản lý, kiểm soát cam kết chi là một trong những cơ sở để có thể chuyển từ kế toán tiền mặt tiến tới kế toán dồn tích, qua đó góp phần thực hiện cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; hỗ trợ cho việc lập ngân sách trung hạn nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế.

Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử

Ngày 02/01/2013, Tổng cục Hải quan đã công bố chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tuân thủ theo Nghị định 87/2012/NĐ-CP, sau 7 năm thí điểm. Việc triển khai TTHQĐT sâu rộng tại 34/34 cục hải quan tỉnh, thành phố là một bước tiến dài của ngành Hải quan chuyển từ thủ tục hải quan thủ công truyền thống sang tự động hóa.

Việc triển khai thủ tục hải quan điện tử đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng tốt

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, song thị trường chứng khoán (TTCK) vẫn có sự phát triển cao với giá trị giao dịch cổ phiếu bằng 30% và là một trong 10 TTCK có mức tăng trưởng nhanh trên thế giới; giao dịch trái phiếu được bình chọn là thị trường phát triển tốt nhất Châu Á, chỉ số VN Index tăng 22%, giá trị vốn hoá thị trường đạt 31% GDP.

Khung pháp lý đối với hoạt động của thị trường chứng khoán đã được hoàn thiện, góp phần hoàn chỉnh thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; thực hiện một bước quan trọng công tác cấu trúc TTCK; tạo kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp; đồng thời cũng là kênh đầu tư và thu hút vốn trong và ngoài nước hiệu quả phục vụ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển; góp phần thúc đẩy công tác cổ phần hóa.

Thị trường Bảo hiểm Việt Nam đã trải qua 20 năm phát triển vững chắc

Năm 2013 là năm thứ 20 thành lập và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự có mặt của 59 doanh nghiệp bảo hiểm, hơn 800 sản phẩm. Thị trường bảo hiểm luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao với tỷ lệ tăng doanh thu bảo hiểm gốc bình quân 10 năm qua đạt trên 16%, đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trên 22%. Khung khổ pháp lý đối với thị trường bảo hiểm đã hoàn thiện, năng lực tài chính, quản trị và quản lý giám sát đã được nâng cao.

Đây cũng là một lĩnh vực có mức độ mở cửa thị trường nhanh nhất trong lĩnh vực tài chính với sự hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài lớn trên thế giới.

Năm 2013 đã đánh dấu hai sự kiện quan trọng, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 16; và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định lấy ngày 18/12 hàng năm là Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam.

Minh Hường

Từ khoá: chính phủ chứng khoán thị trường thế giới mở cửa thị trường pháp lý lĩnh vực tài chính hệ thống pháp luật khắc phục hậu quả bão phân hoá thị trường kinh tế thị trường tài chính việt nam quan trọng phát triển thị trường bảo hiểm thị trường bảo hiểm phát triển thị trường chứng khoán thủ tục nhà nước khó khăn doanh thu bảo hiểm gốc doanh thu bảo hiểm doanh nghiệp bộ tài chính triển khai chính sách huy động bảo hiểm gốc nền kinh tế thị trường bảo hiểm việt nam quản lý bảo hiểm công nghệ thông tin hiệu quả gia bảo hiểm năng lực tài chính kinh tế tăng trưởng thủ tục hành chính phát triển thị trường nghị định doanh nghiệp bảo hiểm cơ chế hoạt động

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Năm 2013: Giá trị giao dịch cổ phiếu tăng hơn 30% so với năm trước

Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi làm việc sáng nay (ngày 30/12/2013).

Cụ thể, theo Bộ trưởng Dũng, trong năm qua, mặc dù yếu tố kinh tế vĩ mô, khu vực tài chính chưa thực sự ổn định, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng khá cao.

Giá trị giao dịch cổ phiếu tăng hơn 30% so với năm 2012, giá trị giao dịch trái phiếu tăng mạnh nhất trong các nước khu vực châu Á; chỉ số VN-Index tăng trên 22%, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 31% GDP, trong đó giá trị danh mục đầu tư nước ngoài tăng khoảng 3,5 tỷ USD so với cuối năm 2012.

Bộ trưởng Dũng cho rằng, điều này sẽ tạo cơ hội để phát triển thị trường trong những năm tiếp theo, phục vụ huy động vốn cho đầu tư phát triển và tiến trình cổ phần hóa DNNN.

Cũng trong năm qua, Bộ Tài chính đã tiếp tục tích cực triển khai đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán trên 4 trụ cột gồm cơ sở hàng hóa, cơ sở nhà đầu tư, hệ thống tổ chức kinh doanh chứng khoán và tổ chức thị trường giao dịch; tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản và vi phạm các quy định về giao dịch; tích cực triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc các doanh nghiệp bảo hiểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Khánh Linh

 


Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Từ khoá: thị trường chứng khoán doanh nghiệp bảo hiểm gia thị trường chứng khoán bộ tài chính tái cấu trúc an toàn tài chính phát triển thị trường tài chính nguyễn tấn dũng

"Đi học" cùng con

PN - Đừng để con một mình đối diện với cuộc sống đầy bất trắc, nguy hiểm; đừng viện bất kỳ lý do gì để buông tay con. Nhìn nét mặt con, lắng nghe lời con nói, cảm nhận từng ánh mắt, nụ cười của con để biết bé có được an toàn, mạnh khỏe, bé có được yêu thương. Hãy đi học cùng con, mỗi ngày!

* Anh Nguyễn Văn Vinh (300 Lê Văn Sỹ, P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM): Trao đổi thường xuyên với cô giáo của con

Bé Quỳnh Anh con tôi mới năm tuổi. Một bữa đi học về, bé có vẻ sợ sệt nhưng tôi hỏi, con nhất quyết không nói. Hôm sau, đưa con đến trường thì bé cứ trì kéo đòi tôi chở về. Đi làm mà tôi cảm thấy rất bất an, lo lắng. Chiều đón về, vừa thấy tôi, con tỏ ra mừng rỡ hơn mọi ngày. Hỏi chuyện một lúc, con nói không muốn đi học nữa. Tôi gặng hỏi, con kể: Cô giáo cho con ăn, con ọe ra. Cô bắt con ăn tiếp, con lại ọe ra. Con vừa ọe vừa ho, sặc cơm nên cô giáo đánh. Cô dữ lắm nên con sợ.

Nghe con kể đến đó, người tôi nóng ran, bức xúc, tức giận. Tôi nghĩ, ở trường cô giáo đã bạo hành con mình nên suốt đêm không sao ngủ được. Hôm sau, tôi tiếp tục đưa con đến trường, muốn gặp cô bảo mẫu đã đánh con để hỏi rõ chuyện, nhưng tìm không thấy cô. Cùng lúc, có một cô giáo khác ra đón con, tôi kể lại sự tình. Cô giáo này cho biết sự thật không phải con tôi bị cô bảo mẫu đánh, mà vì con ăn bị nôn nên cô vỗ nhẹ vào trán để ngăn cơn nôn. Chỉ vỗ nhẹ mà khiến con tôi đòi nghỉ học là điều phải cần xem lại. Tuy nhiên, tôi không muốn làm lớn chuyện, cứ tạm tin như thế. Tôi trao đổi với cô về nỗi sợ của con để cô biết, từ đó thay đổi cách chăm sóc. Với con, tôi cũng cố gắng giải thích việc của cô là vì muốn chặn cơn nôn của con, để con không còn cảm giác sợ đi học. Có sự quan tâm, phối hợp, trao đổi, thông tin, các cô đã thay đổi cách ứng xử, cách chăm sóc của mình cho phù hợp hơn và con tôi cũng dần thích đi học trở lại.

Mẹ con chị Hương Giang

* Chị Hương Giang (P.13, Q.Tân Bình): Nắm bắt "nhất cử, nhất động" của con

Nhật Vy được tôi gửi đến Trường mầm non tư thục Ánh Linh từ khi 18 tháng tuổi. Ngày đó, cứ sáng đi học là con quấy khóc, ròng rã hơn 10 tháng trời mới quen với nếp đến trường. Con gái hay ói trong khi ăn nên tôi rất lo lắng. Cháu rất sợ đi học nhưng lại tăng cân khá nhanh. Tôi không biết các cơ sở mầm non tư thục khác thế nào, hay sau lưng phụ huynh các cô bảo mẫu có dùng đòn roi với các con hay không, nhưng thực tế con đi học biết múa hát, tăng cân khiến tôi thêm tin tưởng.

Thỉnh thoảng thấy vết trầy xước hay lằn đỏ trên tay chân con, tôi đều tìm cách hỏi. Nhưng lần nào bé cũng nói không biết hoặc tìm cách lờ đi. Sau nhiều lần động viên, tâm sự, con mới tiết lộ bị cô phạt vì chưa ngoan, có lúc bằng tay, có khi bằng thước kẻ. Năm nay cháu đã lên lớp 1, tuy nhiên khi được hỏi về quãng thời gian học mẫu giáo, con vẫn dành những lời ngọt ngào, yêu thương nhất cho các cô. Chính vì sự tin tưởng ấy nên hiện tôi vẫn tiếp tục gửi bé trai Vũ Kiến Tường - con thứ hai đến trường này nhờ chăm sóc.

Tôi thường đưa con đến sớm, quan sát xem con có ngoan không. Trường có rất đông học sinh nên trong giờ ăn, hai cô giáo liên tục đút cháo cho các bé. Nhìn con, tôi có cảm tưởng cháu sẽ nuốt vội để kịp ăn muỗng thứ hai. Nhiều khi tôi nghe cô quát nạt lớn tiếng, nhưng khi được báo phụ huynh đến, cô liền dịu giọng hơn với các con.

Có lần phát hiện vết trầy trên mặt con, gặng hỏi nhưng con trai vẫn khăng khăng bảo không bị ai đánh. Gặng hỏi thêm thì con bảo bị bạn đập đồ chơi vào mặt. Hôm sau, tôi lên lớp nhẹ nhàng hỏi cô bảo mẫu xem con trai nói đúng không thì cô trả lời do con và bạn đánh nhau. Tôi cũng thường hỏi con có bị cô đánh không nhưng con dứt khoát không trả lời. Tôi lựa lúc con quên để hỏi câu khác, bé lập tức cho biết có bị cô đánh.

Vì không tận mắt chứng kiến nên tôi chỉ để ý, quan sát biểu hiện của con sau tan trường, lúc ở nhà; nếu thấy bất thường, tôi đều báo lại cô giáo biết, như một sự "cảnh báo" ngầm: tuy không có mặt nhưng nhất cử nhất động của con ở trường tôi đều biết; để cô chừng mực hơn mỗi khi muốn xử phạt học trò.

* Chị Nguyễn Thị Hiền (đường Bàn Cờ, P.3, Q.3, TP.HCM): Chủ động báo ban giám hiệu

Con gái tôi học lớp lá, rất lanh lợi nên hễ chuyện gì xảy ra trong lớp hôm đó là bé kể ngay khi mẹ đến rước. Một chiều, bé xanh mặt, tỏ vẻ sợ sệt, nói: "Mẹ ơi! Bạn Nhật Minh bị cô giáo dán băng keo lên miệng. Bạn muốn đi cầu mà không xin cô đi vô nhà vệ sinh được, bạn tiêu tiểu tại lớp luôn. Cô đánh bạn rồi mở băng keo ra. Cô hỏi bạn Minh "sợ chưa?", bạn Minh nói "dạ sợ rồi!". Con cũng sợ quá! Bạn Anh Thư, bạn Hồng Nghi... cũng sợ cô quá!".

Bất ngờ, lo lắng, nhưng tôi vẫn phải hỏi kỹ lại con: "Có phải miệng bạn Nhật Minh bị trầy xước nên cô giáo dán băng để cầm máu giúp bạn không?". Con lắc đầu, bảo do Nhật Minh làm ồn, mất trật tự nên cô dán cho bạn im lặng.

Tôi nán lại chờ gặp mẹ bạn Minh. Tôi hỏi Minh, cháu cũng kể tương tự như con tôi kể, ánh mắt buồn lắm. Do hiếu động nên Minh là "học trò cá biệt", bị cô hù dọa. Minh cũng vài lần kể cho mẹ nghe nhưng mẹ không để ý. Minh không thích cô, rất sợ đi học. Buổi chiều, có khi mẹ bận, nhờ cô giáo chở về nhà cô giữ, mẹ xong việc mới đến rước thì Minh vô cùng sợ hãi, khóc lóc. Mẹ Minh cũng cho rằng con mình rất lì, cô phải dùng biện pháp mạnh mới trị được. Nhưng lần này, nếu thực sự cô dùng keo dán miệng thì nguy hại khôn lường.

Tôi và mẹ Nhật Minh tìm nhiều giải pháp, cuối cùng quyết định không cần đối chất với cô giáo mà báo ban giám hiệu. Hai đứa bé biết ý định lên văn phòng méc cô thì mặt tái mét, giữ mẹ lại, không cho đi. "Cô biết sẽ đánh chết, cô đã dặn không được nói với ai".

Nghe tôi báo, cô hiệu trưởng tỏ vẻ bất ngờ và rất bất bình, cô hỏi tường tận sự việc xảy ra ở lớp nào, cô giáo nào. Tôi bảo: "Chúng tôi chỉ nghe lại chứ không tận mắt chứng kiến, nhờ cô kiểm tra xem sự thật thế nào và có thể nhắc nhở chung cho tất cả giáo viên".

Cô hiệu trưởng cảm ơn và hứa sẽ cương quyết xử lý nếu xảy ra chuyện bạo hành trẻ.

 Tuyết Dân - Diệu Hiền (ghi)

Từ khoá: lo lắng sự tin tưởng bão

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Chụp ảnh HS đi xe đạp điện vi phạm gửi về trường

Học sinh đi xe đạp điện vi phạm giao thông sẽ bị chụp ảnh gửi cho nhà trường để xử lý kỷ luật.

Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Hoàng Hiệp (Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) cho biết, những học sinh, sinh viên đi xe đạp điện không tuân thủ luật giao thông sẽ bị chụp ảnh, gửi về trường học để xử lý kỷ luật.

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đang tổ chức cuộc thi "An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện" từ 11/11/2013 đến 18/1/2014. Hằng tuần, Ủy ban trao giải thưởng cho những thí sinh có bức ảnh đẹp về văn minh xe đạp điện hoặc phê phán vi phạm.

Ông Hiệp cho biết, Ủy ban còn thu thập thông tin về những người vi phạm trong các bức ảnh, gửi về trường học hoặc nơi công tác. Trong đó, phần lớn là học sinh, sinh viên. Thông tin này cũng được gửi cho cảnh sát giao thông để xử phạt nguội nếu có thể.

 - 1

Nữ sinh đi xe đạp điện dàn hàng và không đội mũ bảo hiểm

Những thí sinh gửi ảnh dự thi đến trang http://xedapdienantoan.com/ có thể cung cấp cả thông tin về học sinh vi phạm trong ảnh. Ai biết những người vi phạm trong ảnh cũng có thể chia sẻ trên trang này. Ban tổ chức cuộc thi sẽ tập hợp thông tin gửi về trường. Trường học sẽ dựa vào đó để đánh giá hạnh kiểm, đạo đức và xử lý kỷ luật.

Ông Hiệp cho hay, từ lâu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định coi "an toàn giao thông" của học sinh là một tiêu chí đánh giá kết quả học tập tại các trường học. Hiện nay, xe đạp điện, xe máy điện là phương tiện phổ biến của học sinh. Nhưng hình ảnh người ngồi loại xe này vi phạm giao thông, điển hình là không đội mũ bảo hiểm, luôn dễ bắt gặp. Theo ông Hiệp, ghi lại hình ảnh, thông báo với nhà trường, gia đình để có biện pháp giáo dục là rất biện pháp cụ thể và cần thiết.

Ông Hiệp cũng cho biết, thời gian tới, ngoài trao giải thi ảnh, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành, các nhà trường tổ chức thi trắc nghiệm về luật giao thông. Qua đó, Ban tổ chức sẽ trao thưởng cho những học sinh đoạt giải. Nhà trường cũng dựa vào đó để đánh giá học sinh.

"Đó là một phương pháp giáo dục hiệu quả về ý thức chấp hành giao thông cho học sinh." - Ông Nguyễn Hoàng Hiệp nói.

"An toàn cùng xe đạp điện, xe máy điện" là cuộc thi ảnh thể hiện sự tôn vinh việc đi xe an toàn, có văn hóa hoặc phê phán hành vi không đẹp, vi phạm giao thông khi sử dụng xe đạp điện, máy điện.

Việc bình chọn cho thí sinh đều do khán giả thực hiện trên trang http://xedapdienantoan.com/. Mỗi tuần đều có một giải Nhất (chiếc xe đạp điện trị giá 11,5 triệu đồng); 2 giải Nhì (mỗi giải trị giá 3 triệu đồng); 3 giải Ba (mỗi giải trị giá 1 triệu đồng); 45 giải Khuyến khích (mỗi giải là một chiếc mũ bảo hiểm trị giá 200.000 đồng).

Ban tổ chức cũng trao giải thưởng cho trường học nào tham gia cuộc thi tích cực nhất (10 triệu đồng và bằng khen của Ủy ban ATGT Quốc gia) và cho lớp học tham gia cuộc thi tích cực nhất (5 triệu đồng).

Từ khoá: vi phạm thông tin bão gia giáo dục an toàn giao thông an toàn trường học học sinh giao thông