Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Bộ Y tế xin ý kiến về xếp hạng bệnh viện tư nhân

Ngày 7/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp xin ý kiến đại diện các Vụ, Cục trực thuộc Bộ và lãnh đạo một số bệnh viện tư nhân về Dự thảo thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện tư nhân.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cả nước hiện có 163 bệnh viện tư nhân, trong đó có 106 bệnh viện đa khoa, 57 bệnh viện chuyên khoa. Bệnh viện có quy mô số giường lớn nhất là Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực (485 giường), còn lại hơn 50% là các bệnh viện có dưới 100 giường bệnh. Đa số các bệnh viện tư nhân thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thông thường, một số ít thực hiện kỹ thuật tuyến Trung ương, kỹ thuật cao.

Dự thảo thông tư nhằm đánh giá năng lực hoạt động bệnh viện, khuyến khích bệnh viện không ngừng hoàn thiện về cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tăng cường trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật chuyên môn mới để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ chăm sóc người bệnh, lấy người bệnh là trung tâm.

"Khi hoàn thiện, Thông tư sẽ là căn cứ để các bệnh viện trở thành nơi tham gia đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật Việt Nam; phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở để bảo hiểm y tế thanh toán mức bảo hiểm y tế đối với người bệnh", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

Dự thảo thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện tư nhân dựa trên 5 nhóm tiêu chuẩn để đánh giá xếp hạng bệnh viện bao gồm: quy mô giường bệnh và nội dung hoạt động; Cơ cấu lao động, trình độ chuyên môn; cơ cấu hạ tầng; Trang thiết bị y tế và thông tin liên lạc; Khả năng chuyên môn kỹ thuật.

PV

Từ khoá: kỹ thuật bệnh viện bão người bệnh bảo hiểm dự thảo trang thiết bị nâng cao chất lượng chuyên môn khám chữa bệnh thông tư chữa bệnh

Lập hồ sơ khống rút ruột bảo hiểm y tế

PNO - Chiều 7/5, Sở Y tế Hà Nội đã có cuộc gặp mặt báo chí thông báo sự việc nhân viên của Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã có hàng chục hồ sơ khống lợi dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người có công, rút ruột tiền thuốc của Nhà nước.

Thừa nhận sự việc

Một nhân viên Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã gửi đơn tố cáo sự việc đến báo chí về việc cán bộ Trung tâm này đã dùng thẻ BHYT của một số bệnh nhân (BN) làm khống 49 hồ sơ để rút ruột thuốc BHYT với số tiền lên tới hơn 19 triệu đồng.

Ngay sau khi sự việc trên được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng, chiều 7/5 tại buổi họp báo, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội thừa nhận có sự việc trên. Theo ông Cường, sau khi nhận được thông tin tố cáo, thanh tra Sở Y tế đã kiểm tra xác suất một số BN thuộc danh sách BN đến khám trong hệ thống máy tính tại phòng khám của Trung tâm Cấp cứu 115 và phát hiện sự việc đúng như đơn tố cáo.

Cụ thể, qua kiểm tra phát hiện, trước ngày 1/9/2013, đã có 33 trường hợp BN bị cán bộ của trung tâm sử dụng thẻ bảo hiểm để làm hồ sơ khống lấy thuốc. Việc sử dụng mã thẻ BHYT của người bệnh để lấy thuốc xảy ra tại Trung tâm cấp cứu 115 trong thời gian năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra công tác khám chữa bệnh, kê đơn thuốc tại phòng khám của Trung tâm, phát hiện thêm 16 hồ sơ khống. Kết quả 2 lần kiểm tra, Sở Y tế kết luận, dược sỹ Lê Thị Thu Hương, cán bộ Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã sử dụng số thẻ BHYT của người khác lập 49 hồ sơ khống để lĩnh thuốc BHYT trị giá hơn 19 triệu đồng, trong đó có hơn 3 triệu tiền công khám và xấp xỉ 16 triệu tiền giá trị thuốc BHYT bị rút ruột.

Cả 49 trường hợp này đều do dược sỹ Lê Thị Thanh Hương thực hiện. Bà Hương đã làm bản tường trình, bản kiểm điểm và nghiêm túc nhận khuyết điểm, bồi hoàn lại toàn bộ giá trị số tiền thuốc đã lấy.

Chỉ kiểm điểm?

Tại cuộc gặp mặt, ông Trần Ngọc Tụ, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế Hà Nội cho biết: có 7 cán bộ khác của Trung tâm bị xử phạt vì có liên đới đến sự việc. Sở dĩ nhiều cán bộ liên quan do "nể nang" mà ký vào các phiếu thống kê và thanh toán thuốc khống. Với sai phạm này, 7 cán bộ bị xử lý hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Về trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, ông Trần Văn Nam hiện sức khỏe không tốt và đã có đơn xin được nghỉ hưu nhưng thủ tục chưa làm xong thì xảy ra sự việc. Xét thấy sai phạm của ông Nam là do sức khỏe yếu dẫn tới việc quản lý yếu nên Sở Y tế đưa ra hình thức kiểm điểm và đề nghị Sở Nội vụ sớm giải quyết cho ông này nghỉ hưu.

Cũng theo ông Tụ, ông Trần Văn Nam cùng 2 phó giám đốc Sở Y tế bị kiểm điểm vì trách nhiệm quản lý yếu. Riêng trường hợp bà Lê Thị Thu Hương, người trực tiếp vi phạm đã bị Hội đồng kỷ luật của Trung tâm kỷ luật với hình thức chậm nâng bậc lương 6 tháng, cắt thưởng thi đua 6 tháng và bố trí bà Hương làm việc ở vị trí khác.

BẢO THOA

 

Từ khoá: bảo hiểm gia bảo hiểm xã hội kiểm tra khám chữa bệnh bão hình thức

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Vừa làm đẹp, vừa được bảo vệ

(Tin Nóng) Nếu bạn muốn đeo một thứ gì như nữ trang và cũng lo cho sự an toàn của mình, hãy dùng chiếc vòng đeo tay hoặc sợi dây chuyền công nghệ cao của hãng Guardian Angel, theo Daily Mail ngày 4.5.

Sợi dây chuyền bạc và vòng đeo tay thanh lịch công nghệ cao có ích cho phụ nữ - Ảnh: the-guardianangel

Dòng phụ kiện an toàn cá nhân này được hãng Guardian Angel tung ra thị trường Singapore trông giống như một sợi dây chuyền bạc và vòng đeo tay thanh lịch, nhưng là thiết bị công nghệ giúp chủ nhân phát tín hiệu đang gặp nguy hiểm với người thân chỉ bằng 1 nút bấm.

Khi được kích hoạt, một cuộc gọi được thực hiện; hoặc có thể giữ nút trong ba giây để gửi một tin nhắn SOS đến số điện thoại được cài đặt sẵn để thông báo mối nguy hiểm bạn gặp phải.

Đặc biệt, người nhận thông điệp khẩn cấp còn được cung cấp tọa độ và bản đồ Google vị trí người gửi tin đang ở.

Mỗi sản phẩm có giá 120 USD, và cộng thêm phí 10 USD để tặng cho tổ chức AWARE - một hiệp hội hành động và nghiên cứu cho phụ nữ.

Có thể tham khảo sản phẩm qua trang web của hãng http://www.the-guardianangel.com/

Ngọc Lam

>> Đeo cây lên người

>> Cửa sổ tâm hồn cũng cần nữ trang

>> Chọn nữ trang đón xuân

Từ khoá: công nghệ

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

4 tháng, gần 21.500 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động

4 tháng, gần 21.500 doanh nghiệp giải thể, ngưng hoạt động

Lê Hoàng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm nay nhưng có đến gần 21.500 doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Trong ảnh là sản xuất của một doanh nghiệp trong nước - Ảnh minh họa: Lê Hoàng

(TBKTSG Online) - Do khó khăn chung của nền kinh tế, số doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động trong những tháng đầu năm nay tiếp tục gia tăng.

>>> Số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng

Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng ký trong 4 tháng đầu năm nay là gần 21.500 doanh nghiệp, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn là 4.725 doanh nghiệp, tăng 9,2%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là gần 13.500 doanh nghiệp, tăng 10,1%; và số doanh nghiệp giải thể là gần 3.300 doanh nghiệp, tăng 7,2%.

Phân theo ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh, đa số các lĩnh vực kinh doanh đều có số doanh nghiệp phải dừng hoạt động tăng so với cùng kỳ năm 2013. Một số lĩnh vực có tỷ lệ tăng cao như lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội tăng 47,2%; giáo dục và đào tạo tăng 35,6%; thông tin và truyền thông tăng 31,8%.

Phân theo địa bàn, các doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động nhưng không đăng ký vẫn tập trung chủ yếu tại các địa phương trọng điểm như: TPHCM có 7.617 doanh nghiệp; Hà Nội có 4.582 doanh nghiệp; Hải Phòng có 585 doanh nghiệp; Đà Nẵng có 660 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực đã có xu hướng bớt khó khăn khi số doanh nghiệp phải dừng hoạt động giảm so với cùng kỳ năm 2013 như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 3,3%; hoạt động dịch vụ khác giảm 27,2%.

Cũng theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, cùng thời gian trên số doanh nghiệp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động là 5.863 doanh nghiệp. Lĩnh vực có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tập trung nhiều nhất là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy với 2.133 doanh nghiệp.

Cũng theo báo cáo của cơ quan này, trong 4 tháng đầu năm nay, tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới trong những tháng đầu năm nay đang có chiều hướng tăng trở lại. Hầu hết các vùng kinh tế trên cả nước đều có sự gia tăng về số doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng cộng đồng doanh nghiệp tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lại có sự sụt giảm về số lượng doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm trước (giảm 9,6%) và so với các vùng khác trên cả nước. Các địa phương có mức giảm tương đối mạnh là Hậu Giang (giảm 40,5%), Trà Vinh (giảm 39,8%), Sóc Trăng (giảm 34%).

Về cơ cấu theo ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh, trong 4 tháng đầu năm nay, theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, hầu hết các ngành đều có sự gia tăng về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn cử như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng đến 276,4%. Tuy nhiên, một số ngành lại có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm ngoái là: thông tin và truyền thông (giảm 60,7%); dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (giảm 0,9%).

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Trong 4 tháng đầu năm nay, cả nước có 25.729 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 143.408 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 4 tháng đầu năm nay tăng 8,1% và số vốn đăng ký tăng 16,2%.

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh

Từ khoá: doanh nghiệp dịch vụ gia lĩnh vực tài chính gia tăng khó khăn thời hạn kinh doanh nền kinh tế hãng bảo hiểm

Đắng lòng hàng loạt bà bầu 'bỗng dưng thất nghiệp'

Đang làm việc yên ổn, hy vọng khi sinh sẽ có một ít tiền từ chế độ bảo hiểm, thế nhưng, nhiều bà bầu tại công ty TNHH Pia Toàn Cầu 'bỗng dưng' bị thất nghiệp.

Rơi vào khốn cùng

Một tháng nay, gần 400 công nhân của công ty TNHH Pia Toàn Cầu (quận 12, TP.HCM) bỗng dưng bị thất nghiệp. Trước đó, vào ngày 8/4/2014, đáng nhẽ là ngày nhận lương, thế nhưng, khi công nhân đến công ty thì bàng hoàng bởi ban giám đốc "không cánh mà bay". Nhiều nhân viên ngay lập tức gọi điện cho ban giám đốc thì không thể liên lạc được. Theo tìm hiểu của nhân viên thì tổng giám đốc đã bay về Hàn Quốc, còn các nhân sự có "máu mặt" cũng đã "rút đẹp" khỏi công ty.

Theo nhiều công nhân cho biết, đến nay công ty Pia Toàn Cầu nợ nhân sự của công ty khoảng 2,4 tỷ đồng, đó là chưa kể phép năm, lễ. Công ty này cũng đang nợ bảo hiểm xã hội 2,8 tỉ đồng, nợ tiền thuê nhà xưởng, máy móc hơn 1 tỉ đồng, nợ tiền thuê dịch vụ bảo vệ hơn 200 triệu đồng. Điều đáng nói, trước khi ông Lee Sang Soo (giám đốc) "mất tích" thì đã "dọn sạch nhà xưởng". Tất cả các kho hàng đều đã chuyển đi hết, đến phế liệu, ve chai cũng không còn.

 - 1

Hàng ngày, rất nhiều công nhân đến công ty đòi lương

Từ ngày xảy ra sự việc đến nay, công nhân thay nhau túc trực ở trước cổng công ty với mong muốn mỗi khi ban giám đốc xuất hiện, hoặc công ty diễn ra việc trao đổi hàng hóa thì sẽ "túm cổ" đòi lương. Tuy nhiên, xem chừng biện pháp này khó lòng thực hiện được, bởi gần một tháng trôi qua mà mọi sự vẫn im hơi lặng tiếng.

Anh Nguyễn Trung Thành cho biết, nhiều công nhân không có tiền ăn nên không đủ kiên nhẫn đợi chờ lấy lương. Do đó, một số công nhân đến công ty khác xin việc. Tuy nhiên, mỗi khi nghe thông tin từ công ty cũ có gì khác lạ là họ lại xin nghỉ phép để đến đòi lương. Cũng vì điều này, một số công nhân đã phải "từ giã" công ty mới vì không có ban giám đốc nào lại có thể chấp nhận một công nhân mới vào làm mà lại xin nghỉ phép liên tục.

Bên cạnh đó, một số công ty khác đang thiếu nhân lực, nghe thông tin Pia Toàn Cầu xảy ra "biến cố" nên đến tận nơi để "chiêu dụ" công nhân. Tuy nhiên, không ít công nhân ở đây không còn tinh thần để làm việc, họ mong muốn gỡ gạc được đôi đồng từ công ty cũ thì mới tìm công việc mới.

Được biết, đây không phải là trường hợp duy nhất công nhân rơi vào khốn cùng. Thời gian qua, trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận có khá nhiều công ty đang hoạt động bình thường bỗng dưng ban giám đốc "biến mất" như công ty Hojin (quận Bình Thạnh), công ty TNHH Sae Hwa Vina (quận 12), công ty Haekwang Vina (Hóc Môn), công ty TNHH Kyung Sung Vina (Hóc Môn). Điều đáng nói, hầu hết các công ty này đều có vốn từ Hàn Quốc đầu tư. Hiển nhiên, mỗi khi công ty có "sự cố" như thế, người chịu thiệt thòi nhiều nhất là công nhân.

Khổ từ trứng nước

Theo tìm hiểu, trong gần 400 công nhân tại công ty Pia Toàn Cầu bị xù lương thì có khoảng 40 chị đang mang thai. Mặc dù vậy, mỗi ngày, họ vẫn lê bụng bầu đến công ty với hy vọng đòi được lương.

Chị Hương cho biết: "Em mang bầu đã đến tháng thứ tám. Mới tháng trước, dù bụng đã lớn, nhiều lúc bé đạp khá đau, nhưng do gia đình khó khăn, mỗi ngày vẫn cố tăng ca để khi sinh có thêm chút tiền. Thế nhưng, giờ mọi chuyện lại xảy ra thế này, em chẳng biết phải làm sao nữa".

Chị Ngọc Anh chia sẻ: "Chồng tôi làm phụ hồ. Cưới nhau được bốn năm, gom góp được ít tiền thì mới dám có thai. Đến nay, thai đã bước sang tháng thứ tư. Tôi cứ nghĩ khi sinh sẽ có một ít tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, sự việc như thế này thì trông mong ấy cũng không còn nữa rồi".

Trong khi đó, chị Ngọc lại cho hay, hai vợ chồng đều làm công nhân, mỗi tháng chờ khi lấy lương mới trả tiền nhà trọ. Đến nay, chị bị "xù lương" nên hai vợ chồng đều phải tìm cách tránh chủ nhà, mỗi đêm chờ đến 10 giờ mới dám về. "Tiền trọ còn không có trả thì nói gì đến chuyện uống sữa dưỡng thai hả anh", chị xoa bụng đau xót.

 - 2

Nhiều nữ công nhân đang mang thai đi đòi lương bị "xù"

Chị Nguyễn Thị Phượng, cũng là công nhân của một công ty mới giải thể chia sẻ: "Tôi yêu và có thai. Bạn trai hay tin tôi có thai thì bỏ đi, không nói tiếng nào. Nhiều người khuyên tôi nên bỏ cái thai này nhưng dù sao đó là con mình sao nỡ. Tôi cố gắn kết với công ty, hy vọng đến khi sinh vừa có một khoản tiền vừa có bảo hiểm xã hội. Chỉ còn chừng hai tháng nữa thì tới ngày sinh, bỗng dưng nghe tin công ty giải thể, tiền lương vẫn chưa lấy được. Với tình trạng này, về quê thì không dám mà ở lại Sài Gòn thì không biết phải xoay sở ra sao".

Chị H., công nhân công ty S.B Internationl. Chị H. nghẹn ngào: "Trước đây, công ty gặp khó khăn, nhiều tháng chậm lương, một số bạn bè chán, tìm chỗ làm mới. Tôi thì đang bụng mang dạ chửa nên đành tiếp tục làm việc tại công ty. Thế nhưng, cách đây chưa lâu, công ty đóng cửa, lương công nhân vẫn chưa trả. Tôi mong công ty trả lương mà không biết đến bao giờ".

Chị Lê Thị Hương Giang lại rơi vào hoàn cảnh khác. Chị từng là nhân viên của một ngân hàng nhỏ. Làm việc gần một năm thì chị mang thai. Khi biết thông tin này, giám đốc chi nhánh nơi chị làm việc tỏ ra rất khó chịu, sau đó tìm nhiều cách chì chiết. Dù cố gắng nhiều nhưng chị vẫn không chịu nổi áp lực từ cấp trên nên cuối cùng đành nộp đơn nghỉ việc.

Trong quá trình tìm thông tin viết bài này, chúng tôi gặp khá nhiều công nhân mang thai "bỗng dưng thất nghiệp". Tất cả họ đều cho biết, do thất nghiệp khi đang mang thai nên xin công việc mới rất khó khăn. Bởi, không có công ty nào lại thuê một người phụ nữ vào làm vài tháng rồi lại nghỉ đến 6 tháng theo chế độ thai sản. Đây chính là bài toán nan giải cho những bà mẹ trong tương lai.

Từ khoá: mang thai công ty thông tin tổng giám đốc mông nhân viên bảo hiểm bão công nhân khó khăn tiền bảo hiểm chế độ bảo hiểm giám đốc toàn cầu bảo hiểm xã hội