Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Bảo hiểm Việt tăng nhanh hơn mức độ hiểu biết

(ĐTCK) "Tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, thì tương lai quan trọng hơn nhiều. Do đó, khi đánh giá những công ty mới gia nhập thị trường, cần nhìn vào tốc độ bắt kịp thị trường của họ ngay từ những ngày đầu tiên. Đây là thái độ cần thiết để vượt qua thử thách", ông Simon Lam, Tổng giám đốc Generali Việt Nam chia sẻ với ĐTCK bên lề Hội thảo "Thị trường bảo hiểm năm 2013: Nắm bắt thị trường bảo hiểm đang tăng trưởng nhanh tại Việt Nam" do IBC Asia tổ chức ngày 28-29/11/2013 tại TP. HCM.

    Generali Việt Nam áp dụng chiến lược kênh phân phối đa dạng, phục vụ khách hàng cá hân và khách hàng DN

    Thách thức lớn nhất của các công ty bảo hiểm mới gia nhập thị trường ở một thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam là gì, thưa ông?

    Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng trong 10 năm qua, với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đã tăng gấp 3 lần, từ 6.500 tỷ đồng trong năm 2003 lên  18.400 tỷ đồng trong năm 2012.

    Được hỗ trợ bởi các điều kiện thuận lợi như dân số trẻ, đạt đến 90 triệu người và vẫn còn đang gia tăng, tăng trưởng GDP ổn định, tỷ lệ tiết kiệm cao..., thị trường này đang có những điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển trong những năm tới.

    Trong khi những công ty bảo hiểm nhân thọ đã hoạt động lâu năm có lợi thế của "người đi trước", thì những lợi thế này cũng sẽ giảm dần theo thời gian. Tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, tương lai luôn quan trọng hơn nhiều.

    Do đó, khi đánh giá những công ty mới gia nhập thị trường, cần nhìn vào tốc độ bắt kịp thị trường của họ ngay từ những ngày đầu tiên. Đây là thái độ cần thiết để vượt qua thử thách.

    Xác định được chiến lược cạnh tranh phù hợp là một trong những thách thức quan trọng hàng đầu đối với công ty bảo hiểm mới gia nhập thị trường. Câu hỏi đặt ra là công ty muốn tạo ra khác biệt gì trên thị trường và công ty đang mang vào thị trường những khác biệt gì? Một chiến lược đúng đắn phụ thuộc vào việc hiểu rõ thế mạnh của mình trong tương quan với các công ty bạn và kiến thức sâu rộng về thị trường bảo hiểm Việt Nam.

    Một thách thức khác đối với công ty bảo hiểm nhân thọ mới là việc thu hút và gìn giữ nhân tài để thực hiện chiến lược của công ty, đồng thời, xây dựng họ trở thành thế hệ lãnh đạo kế cận để đảm bảo phát triển bền vững trong tương lai.

    Điều bất lợi nhất của một công ty bảo hiểm mới so với các công ty đã hoạt động lâu năm là cần phải có thời gian xây dựng mạng lưới kênh phân phối hiệu quả. Hệ thống phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong mô hình kinh doanh của các công ty bảo hiểm nhân thọ.

    Công ty mới phải mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng được các kênh phân phối hiệu quả. Vì vậy, điều quan trọng là công ty bảo hiểm mới phải xác định rõ mô hình kinh doanh và kênh phân phối phù hợp, để đạt được các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.

    Điều không kém phần quan trọng nữa là sự nhận biết thương hiệu. Để được khách hàng nhận biết và tin tưởng, công ty mới cần phải tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu và truyền thông đến với các phân khúc khách hàng mục tiêu và các kênh phân phối quan trọng.

    Generali là công ty bảo hiểm hàng đầu, được Fortune 500 xếp hạng thứ 33 trên thế giới (năm 2012). Chúng tôi thực hiện chiến lược xây dựng kênh phân phối đa dạng, nhằm mang đến những sản phẩm và dịch vụ phù hợp với những nhóm đối tượng khách hàng đa dạng. Mô hình này cũng giúp chúng tôi nắm bắt cơ hội thị trường và tăng trưởng bền vững.

     

    Tập trung mạnh vào phân khúc bảo hiểm nhóm là một chiến lược rất khác biệt mà Generali đã lựa chọn khi tham gia vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, sự xâm nhập vào phân khúc này còn rất khiêm tốn. Theo ông, rào cản ở đây có thể là những gì?

    Tiềm năng của bảo hiểm nhóm phúc lợi nhân viên tại Việt Nam lớn hơn những gì chúng ta có thể nhìn thấy được. 51 triệu người đang làm việc tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau và đa số các DN đang sử dụng lực lượng lao động này là những khách hàng đầy tiềm năng.

    Động lực lớn nhất bảo hiểm nhóm phát triển lành mạnh là việc thị trường đang dần nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công ty bảo hiểm trong việc giúp khách hàng DN quản lý tỷ lệ chi trả của chương trình bảo hiểm phúc lợi nhân viên trong dài hạn.

    Bảo hiểm phúc lợi nhân viên đã từng được xem như là một sân chơi riêng của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ và bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố giá cả và chất lượng sản phẩm, thay vì dịch vụ chăm sóc khách hàng chuẩn mực.

    Thị trường này cũng rất cần hệ thống dịch vụ y tế chuyên nghiệp và hành lang pháp lý tương ứng để đảm bảo chuẩn mực hoạt động thống nhất giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.

    Generali tự hào đã mang đến thị trường bảo hiểm Việt Nam những lựa chọn mới và tốt hơn nhờ vào kinh nghiệm cung cấp bảo hiểm phúc lợi nhân viên trên toàn thế giới.

    Chúng tôi là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên tập trung mạnh mẽ vào phân khúc thị trường giàu tiềm năng này, thông qua việc tận dụng các lợi thế về nguồn khách hàng toàn cầu của Tập đoàn Generali với hơn 1.500 công ty đa quốc gia trên toàn thế giới, cũng như tích cực xúc tiến các hoạt động phát triển kinh doanh ở thị trường nội địa.

     

    Chính phủ đã bật đèn xanh cho các DN kinh doanh bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Ông có nghĩ rằng sự cạnh tranh trong phân khúc bảo hiểm nhóm sẽ trở nên khắc nghiệt hơn?

    Sự ra đời của bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một bước phát triển quan trọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Ngoài đối tượng khách hàng cá nhân, các DN cũng có thể cung cấp quyền lợi hưu trí cho nhân viên của mình.

    Bảo hiểm hưu trí tự nguyện dành cho DN sẽ làm phong phú thêm các phúc lợi nhân viên trong khi những sản phẩm bảo hiểm phúc lợi nhân viên hiện nay sẽ tiếp tục đáp ứng những nhu cầu khác của DN.

    Do đặc tính sản phẩm và phương thức tiếp cận không có khác biệt đáng kể nên cạnh tranh trong phân khúc bảo hiểm nhóm sẽ chủ yếu dựa trên hiệu quả quản trị chương trình bảo hiểm và dịch vụ khách hàng.

    Điều quan trọng là do tính chất tự nguyện và dài hạn của bảo hiểm hưu trí tự nguyện, các DN sẽ cần cân nhắc vấn đề chi phí phát sinh thêm ngoài chi phí bảo hiểm xã hội hiện có khi tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

     

    Tại Hội nghị "Bảo hiểm Việt Nam năm 2013", ông đã có tham luận về vấn đề "Chiến lược quản lý việc chi trả quyền lợi bảo hiểm". Quan điểm của ông về việc quản lý chi trả quyền lợi bảo hiểm tại Việt Nam và liệu nguồn lực hiện tại của thị trường có đủ khả năng để quản lý việc chi trả này trong tương lai?

    Khái niệm chi trả bảo hiểm rất rộng lớn, bảo hiểm là một cam kết có điều kiện, trong khi chi trả bảo hiểm là một trải nghiệm với yếu tố cảm tính cao, rất cần sự thông hiểu và kiên nhẫn từ khách hàng.

    Do đó, các công ty bảo hiểm phải luôn ghi nhớ nhiệm vụ chủ yếu của mình là chi trả quyền lợi bảo hiểm chính đáng cho người được bảo hiểm/chủ hợp đồng theo đúng quy tắc và điều khoản hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Chi trả bảo hiểm cần được xem là một dịch vụ cung cấp cho người được bảo hiểm/chủ hợp đồng dựa trên kiến thức chuyên môn, đồng thời với sự cảm thông sâu sắc. Đây chính là nguyên tắc chi trả bảo hiểm của Generali Việt Nam.

    Thị trường bảo hiểm tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh hơn mức độ hiểu biết về bảo hiểm. Rất ít người được bảo hiểm hiểu rõ trường hợp nào được bảo hiểm và trường hợp nào thì không. Bên cạnh đó, chất lượng tư vấn bảo hiểm trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế; hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm chưa hoàn thiện. Và đây chính là những yếu tố chi phối việc chi trả bảo hiểm.

    Vì vậy, các công ty bảo hiểm cần áp dụng cách tiếp cập đa chiều trong việc chi trả bảo hiểm, bao gồm nâng cao chất lượng tư vấn bảo hiểm và các kênh phân phối; phát triển kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân viên phụ trách chi trả bảo hiểm. Đây là giải pháp trọng tâm trong hoạt động chi trả bảo hiểm của Generali Việt Nam.

    Thị trường Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Từ khi bắt đầu mở cửa thị trường bảo hiểm vào năm 1999 đến nay, chúng ta cũng đã có được một đội ngũ chuyên gia tài năng tại 15 công ty bảo hiểm nhân thọ.

    Do thị trường đã phát triển nhanh hơn tốc độ phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia cả về mặt số lượng và chất lượng, việc thiếu hụt nhân tài vẫn là vấn đề cần giải quyết. Mặc dù trong 5 năm gần đây, đội ngũ nhân viên trẻ, được đào tạo bài bản đã gia tăng đáng kể, các công ty bảo hiểm vẫn cần chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực.

    >>Generali Việt Nam tiếp tục chuỗi hội thảo về quản lý nhân sự

    >>Generali tham gia "Ngày nhân sự Việt Nam 2013"

    >>Generali Việt Nam: Những bước tiến vững chắc

Từ khoá: generali việt nam kiến thức chuyên môn xây dựng tương lai chất lượng đồng bảo hiểm thị trường đa dạng nhân thọ công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhân viên thế giới nâng cao chất lượng tổng giám đốc generali điều khoản hợp đồng hiệu quả phân khúc chăm sóc khách hàng dịch vụ thị trường bảo hiểm cung cấp bảo hiểm việt nam quyền lợi bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ chi phí quan trọng phân khúc bảo hiểm phí bảo hiểm bảo hiểm hưu trí bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm tiềm năng công ty sản phẩm bảo hiểm tư vấn bảo hiểm hoạt động bảo hiểm tầm quan trọng chiến lược hợp đồng chi trả bảo hiểm thị trường việt nam khách hàng cạnh tranh kinh doanh bảo hiểm gia hợp đồng bảo hiểm cung cấp bảo hiểm nhân thọ sản phẩm công ty bảo hiểm phi nhân thọ phát triển kênh phân phối dịch vụ chăm sóc khách hàng người được bảo hiểm quyền lợi kinh doanh chương trình bảo hiểm chi phí bảo hiểm thị trường bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm xã hội mở cửa thị trường tự nguyện chất lượng sản phẩm khách hàng cá nhân tăng trưởng bảo hiểm nhóm thị trường bảo hiểm việt nam công ty bảo hiểm nhân thọ phát triển lành mạnh tham gia bảo hiểm bão

Bảo hiểm y tế - "vắcxin" cho người nhiễm HIV

Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ chi trả phần lớn chi phí khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV tham gia BHYT, đó là một trong những giải pháp đang được hướng tới nhằm duy trì các hoạt động điều trị HIV, khi nguồn lực hỗ trợ từ các dự án quốc tế bắt đầu giảm mạnh. 

Sẽ mở rộng sự chi trả của quỹ BHYT

"Nguồn lực quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đang giảm mạnh, đây là một thách thức lớn cho công tác phòng, chống HIV/AIDS vì lâu nay, 90% chi phí điều trị thuốc kháng virút (ARV) cho người nhiễm HIV là nhờ vào sự hỗ trợ này. Không những thế, kinh phí từ ngân sách dự kiến trong năm tới cũng giảm từ 240 tỷ đồng (năm 2013) xuống còn 110 tỷ đồng (năm 2014)", ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết.

 

Từ đầu năm đến nay, ngành y tế huyện Quế Phong (Nghệ An) đã điều trị dự phòng cho hơn 1.000 trường hợp nhiễm HIV. Ảnh: Dương ngọc - TTXVN

Hiện nay, Luật BHYT và Luật Phòng, chống HIV/AIDS đều có những quy định về việc đảm bảo quyền lợi trong khám, chữa bệnh HIV/AIDS cho người tham gia BHYT. Nhưng thực tế, do các dịch vụ điều trị HIV/AIDS vẫn được đảm bảo từ ngân sách của chương trình điều trị HIV/AIDS (chủ yếu từ sự hỗ trợ của các dự án quốc tế) nên quỹ BHYT chỉ thanh toán một tỷ lệ rất nhỏ.

Vậy nên, từ nay đến năm 2020, khi nguồn lực từ các tổ chức quốc tế giảm mạnh, Bộ Y tế đang tính đến giải pháp: Chuyển dần việc thanh toán chi phí điều trị HIV/AIDS sang Quỹ BHYT thay vì từ chương trình điều trị HIV như hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người nhiễm HIV chủ động tham gia BHYT và liệu quỹ BHYT có đủ khả năng cân đối nếu phải "gánh" thêm một khoản chi phí khá lớn mỗi năm?

Hiện nay, Việt Nam có hơn 213.000 người nhiễm HIV còn sống, trong đó hơn 63.000 người ở giai đoạn AIDS. Trong 9 tháng của năm 2013, mỗi ngày cả nước phát hiện thêm 34 người nhiễm HIV.

Bà Dương Thúy Anh, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, khẳng định: "Chúng tôi đang làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hình thành phạm vi chi trả của quỹ BHYT trong gói dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS. Nghĩa là, sẽ phân định rõ, dịch vụ nào do BHYT chi trả và dịch vụ nào sẽ do các chương trình, dự án tiếp tục chi trả. Ví dụ, thuốc điều trị theo phác đồ bậc 2 hiện nay cao gấp 4 - 5 lần so với phác đồ bậc 1; nếu mua với số lượng ít (cho khoảng 3% người bệnh HIV đang điều trị phác đồ bậc 2) thì giá đấu thầu rất cao. Vì vậy, có thể chưa đưa chi phí này vào diện các dịch vụ do BHYT chi trả. Còn thuốc điều trị theo phác đồ 1, các xét nghiệm cơ bản, điều trị bệnh nhiễm trùng cơ hội, một số xét nghiệm phục vụ cho theo dõi, điều trị... dự kiến sẽ đưa vào gói quyền lợi cho người bệnh được BHYT chi trả".

Người nhiễm HIV cần tham gia BHYT

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, việc tuân thủ đúng phác đồ là vô cùng quan trọng trong điều trị thuốc ARV và ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của chính người bệnh. Nếu người nhiễm HIV đang dùng phác đồ bậc 1 mà ngừng điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc đang sử dụng và buộc phải chuyển sang phác đồ điều trị bậc 2. Khi đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với gánh nặng về tác dụng phụ của thuốc, rồi khó khăn lớn về tài chính và cuối cùng là nguy cơ hết phác đồ điều trị (nếu tiếp tục không tuân thủ theo phác đồ bậc 2). Do đó, Bộ Y tế đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người nhiễm HIV tham gia BHYT, nhằm đảm bảo sau khi sự hỗ trợ giảm mạnh từ các tổ chức quốc tế thì sẽ không tác động nghiêm trọng đến tài chính, cũng như việc duy trì điều trị của các bệnh nhân HIV.

Khảo sát do Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) về số lượng bệnh nhân có thẻ BHYT đang được quản lý tại các cơ sở điều trị ngoại trú cho thấy: Số bệnh nhân có thẻ BHYT chỉ chiếm 15% tổng số người bệnh nhiễm HIV/AIDS; trong đó 51,9% thuộc nhóm đối tượng nghèo, 18,9% thuộc nhóm cận nghèo, 29,2% thuộc các đối tượng khác.

Bà Dương Thúy Anh cho rằng, việc người nhiễm HIV phải bỏ chi phí ra mua thẻ BHYT sẽ khiến họ có trách nhiệm hơn trong việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng bỏ điều trị và giảm nguy cơ nhờn thuốc, cũng như bệnh nhân phải chuyển sang phác đồ điều trị khác, tốn kém hơn rất nhiều.

Bộ Y tế đang nỗ lực để đến tháng 1 - 2/2014 có thể ban hành Thông tư hướng dẫn về việc thanh toán BHYT cho người nhiễm HIV. Sau đó, sẽ tiến hành phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thông tư cho các cơ sở điều trị, đồng thời tiếp tục làm việc với BHXH nhằm đẩy mạnh nhất việc mở rộng sự chi trả của BHYT đối với người nhiễm HIV.

"Tuy nhiên, điều quan trọng là người nhiễm HIV cần chủ động tham gia BHYT. Họ cần coi đó là trách nhiệm và là giải pháp đảm bảo tài chính hữu hiệu nếu có vấn đề về sức khỏe, chứ không riêng gì nhiễm HIV. Người nhiễm HIV có thể đến đăng ký tại các xã, phường để tham gia BHYT tự nguyện, chi phí chưa tới 600.000 đồng/năm", bà Dương Thúy Anh cho hay.

Phương Liên

Từ khoá: bão phòng chống điều trị ngoại trú bệnh nhân quốc tế dịch vụ người bệnh hiv khám chữa bệnh đảm bảo tài chính thanh toán gia tài chính bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội việt nam chi phí

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tương lai luôn quan trọng hơn nhiều

ANTĐ - Đó là lời khẳng định của ông Simon Lam - Tổng giám đốc Generali Việt Nam, tại Hội thảo "Bảo hiểm Việt Nam 2013" với chủ đề "Nắm bắt thị trường bảo hiểm đang tăng trưởng nhanh tại Việt Nam" do "IBC Asia" tổ chức ngày 28-29/11/2013 tại TP.HCM.

Đây là lần đầu tiên Hội thảo này được tổ chức tại Việt Nam 

Đề cập tới cơ hội cho những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mới hoạt động tại Việt Nam, ông Simon Lam cho rằng: "Tại thị trường đang phát triển như Việt Nam, tương lai luôn quan trọng hơn nhiều. Do đó, khi đánh giá những công ty mới gia nhập thị trường cần nhìn vào tốc độ bắt kịp thị trường của họ ngay từ những ngày đầu tiên. Đây là thái độ cần thiết để vượt qua thử thách".

Với sự phát triển mạnh của thị trường bảo hiểm nhân thọ, các công ty đang tập trung mạnh vào phân khúc bảo hiểm nhóm hướng tới đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp đang sử dụng và lực lượng lao động. Tiềm năng của bảo hiểm nhóm phúc lợi nhân viên tại Việt Nam lớn hơn những gì chúng ta có thể nhìn thấy, với 51 triệu người đang làm việc tại nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Hội nghị "Bảo hiểm Việt Nam năm 2013" lần này cũng được các chuyên gia thảo luận về chủ đề "Chiến lược quản lý việc chi trả quyền lợi bảo hiểm". Theo đó, những vấn đề về quản lý chi trả quyền lợi bảo hiểm, tính chiến lược giữa công tác tính phí, quản lý chi trả và thẩm định bảo hiểm, nguồn lực hiện tại của thị trường có đủ khả năng để quản lý việc chi trả này trong tương lai không?... đã được các chuyên gia trong và ngoài nước cùng thảo luận để đưa ra phương án tối ưu cho sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam.

Theo ông Simon Lam: Các công ty bảo hiểm phải luôn ghi nhớ nhiệm vụ chủ yếu của mình là chi trả quyền lợi bảo hiểm chính đáng cho người được bảo hiểm/chủ hợp đồng theo đúng quy tắc và điều khoản hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Chi trả bảo hiểm cần được xem là một dịch vụ cung cấp cho người được bảo hiểm/chủ hợp đồng dựa trên kiến thức chuyên môn đồng thời với sự cảm thông sâu sắc.

Lê Trang

Từ khoá: doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ việt nam generali việt nam gia tổng giám đốc ngành bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ phát triển hợp đồng hợp đồng bảo hiểm quyền lợi công ty thị trường bảo hiểm phân khúc bảo hiểm bảo hiểm nhóm kiến thức chuyên môn chi trả bảo hiểm thị trường đồng bảo hiểm bão bảo hiểm điều khoản hợp đồng thị trường bảo hiểm nhân thọ quyền lợi bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm công ty bảo hiểm

Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT

(HNMO) - Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân đã được Quốc hội thông qua chiều 29/11 đã giao Chính phủ bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT.

Theo nghị quyết, Quốc hội tán thành với Báo cáo giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội và những nội dung cơ bản về kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2009-2012; ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ, ngành y tế, bảo hiểm xã hội, các cơ quan liên quan, địa phương và mọi người dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT. Những thành tựu đạt được thời gian qua đã khẳng định chủ trương nhất quán, đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với mục tiêu BHYT toàn dân.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT như còn trên 30% dân số chưa tham gia BHYT, chất lượng KCB BHYT ở tuyến y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, chậm khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên; chưa đẩy mạnh cải cách thủ tục trong quản lý BHYT và KCB, chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trùng thẻ, lạm dụng quỹ BHYT và sự chênh lệch giá thuốc giữa các địa phương; quyền lợi của người có thẻ BHYT chưa được công khai, minh bạch; còn một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế vi phạm y đức, vi phạm pháp luật...

 

Nhằm đạt được các mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế toàn dân, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và chỉ tiêu sau: Bảo đảm đến năm 2015 đạt ít nhất 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt ít nhất 80% dân số tham gia BHYT; Đến năm 2020 hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, giảm ít nhất 50% tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, hoàn thành việc chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước trực tiếp cho cơ sở KCB sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ KCB.

Cùng với đó, trước năm 2018, Chính phủ phải hoàn thiện việc quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả phù hợp với mức đóng và điều kiện kinh tế - xã hội, thực hiện các biện pháp để đảm bảo thuốc chữa bệnh có chất lượng và giá phù hợp, khắc phục tình trạng chênh lệch bất hợp lý về giá thuốc giữa các địa phương, triển khai mở rộng mô hình bác sỹ gia đình tham gia KCB BHYT, cải tiến quy định về chuyển tuyến phù hợp với tình trạng bệnh tật; Trước năm 2018 hoàn thành việc liên thông hệ thống phần mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở KCB nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong KCB, nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT, quản lý, sử dụng quỹ BHYT.

Đồng thời, Chính phủ phải chấn chỉnh, nâng cao y đức và chất lượng KCB; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về KCB và BHYT; tăng cường năng lực quản lý nhà nước và giám định BHYT; nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy thực hiện BHYT; Phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tham gia BHYT, tiến tới BHYT toàn dân.

 

Từ khoá: chính sách chất lượng bảo hiểm xã hội chăm sóc sức khoẻ thủ tục hành chính hiệu quả quản lý nhà nước bảo hiểm pháp luật nhà nước bão công nghệ thông tin vi phạm khắc phục gia chính phủ xử lý nghiêm

Bảo hiểm xã hội Hà Nội tặng quà các tỉnh miền Trung

(HNMO) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội, BHXH thành phố Hà Nội đã vận động công chức, viên chức đóng góp mỗi người một ngày lương để ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục tổn thất sau bão, lũ.

 

Ngày 12-11-2013, lãnh đạo BHXH thành phố, công đoàn và Đoàn thanh niên Văn phòng BHXH thành phố tiếp tục phát động phong trào đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động thuộc hệ thống BHXH thành phố với chủ đề "Vì miền Trung thân yêu", kêu gọi mỗi người ủng hộ tối thiểu 100 nghìn đồng và chỉ trong một thời gian ngắn, BHXH thành phố Hà Nội đã quyên góp được hơn 132 triệu đồng cùng nhiều quần áo. Cuối tháng 11-2013, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc BHXH thành phố Nguyễn Thị Phương Mai đã dẫn đầu đoàn công tác BHXH thành phố Hà Nội đã đến tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị để thăm hỏi, tặng quà và động viên bà con có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10, 11 vừa qua.

Tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, đoàn đã thăm và tặng 100 suất quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, mỗi suất trị giá gần 600.000 đồng, bao gồm: tiền mặt, thực phẩm thiết yếu, quần áo và tặng 1 bộ máy tính cho UBND xã Quảng Đông, 1 bộ máy tính cho Trường mầm non xã Quảng Đông. Đoàn cũng đã trao phần quà trị giá 20 triệu đồng cho Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Bình để ủng hộ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, nhằm động viên, chia sẻ những khó khăn của đồng nghiệp, đoàn công tác đã chuyển 40 triệu đồng cho BHXH tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị để ủng hộ cán bộ, viên chức, người lao động thuộc ngành BHXH hai tỉnh có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của bão, lũ gây ra. 

Từ khoá: bhxh khó khăn người lao động bão gia gia đình

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Nạn ăn trộm đồ xe hơi kiểu mới ở Mỹ

Tại Mỹ, những chiếc cửa thùng xe bán tải có thể biến mất chỉ trong vài giây và ngay sau đó được rao bán trên internet.

Văn phòng điều tra tội phạm bảo hiểm quốc gia (NICB) cho biết, phần lớn các vụ mất trộm không được báo với cảnh sát do chi phí thay cửa mới thường thấp hơn khoản khấu trừ bảo hiểm của chủ xe. Trong khi đó, số vụ được báo cáo tới các hãng bảo hiểm tăng từ 3 vụ vào năm 2008 lên hơn 500 vụ trong 2012. Theo NICB thì thực tế, con số lớn hơn rất nhiều bởi "đó là một thị trường khổng lồ". Một kẻ trộm có kinh nghiệm có thể tháo rời cửa không khóa chỉ trong 10 giây.

xe-8-8295-1385542587.jpg

Cửa sau xe bán tải do cảnh sát Garland, Texas thu giữ. Ảnh: Thetruthaboutcars.

Chrysler bắt đầu chế tạo hệ thống khóa điều khiển từ xa cho cửa này và là trang bị tiêu chuẩn trên dòng bán tải Ram 2013. Hệ thống này còn khóa luôn khoang đựng đồ RamBox chạy dọc hai bên thùng xe. "Cửa thùng có thể bị lấy đi dễ dàng. Bộ phận này không có chốt và cũng không cần tới đồ nghề chuyên dụng để tháo ra. Một hệ thống khóa sẽ rất hữu ích", đại diện của Chrysler nhận xét.

Một lý do khác khiến thị trường cửa hậu phát triển là bộ phận này dễ bị hư hỏng nên cần được thay mới. "Đó là thứ hay bị mất trộm nhất trên xe bán tải", Bob Hegbloom, giám đốc thương hiệu Ram khẳng định. Ngoài ra, cửa hậu thường không có số serie nên việc tìm lại trở nên khó khăn.

ford-f-150-1-2438-1385542587.jpg

Ford F-150, mẫu bán tải thường bị trộm cửa sau nhiều nhất.

Thực tế, cửa hậu trên xe Ford và GM có thể khóa lại, nhưng chúng lại được khóa bằng tay và không có nhiều tài xế chịu đi ra sau xe để kiểm tra độ an toàn. Một lý do khác khiến bộ phận này hay bị trộm là sự phát triển của camera hỗ trợ lùi khiến chi phí thay mới tăng gần gấp 3 lần nếu cửa hậu có gắn camera hoặc các thiết bị điện tử tương tự.

Tại Mỹ, phần lớn dân trộm cửa hậu xe hơi đặt "đại bản doanh" tại thị trường số 1 của xe bán tải là Texas, và phần lớn cửa hậu bị trộm là của mẫu Ford F-150, mẫu bán tải bán chạy nhất.

Mỹ Anh

Từ khoá: bảo hiểm hãng bảo hiểm bão thị trường

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Sự cố trực thăng Mi-172 tại giàn khoan đã được xử lý an toàn

Khi máy bay hạ cánh gió mạnh đã làm cho đầu máy bay ngóc lên, khiến cánh quạt đuôi của trực thăng chạm vào phần lưới bảo hiểm của đĩa hạ cánh. Va chạm khiến cánh quạt đuôi bị hư hỏng, các mảnh vỡ văng ra làm cho 3 nhân viên sân đậu giàn RP3 bị thương (1 người bị xây xước nhẹ, 2 người bị thương vào phần mềm), đồng thời làm cho một số bộ phận khác của máy bay bị hư hỏng.

Trực thăng Mi tiếp cận dàn khoan dầu trên biển

Theo thông báo của lãnh đạo Công ty Bay trực thăng Miền Nam (Binh đoàn 18-Bộ Quốc phòng): Vào lúc 10 giờ 1 phút ngày 21-11, chiếc trực thăng Mi-172 mang số hiệu VN-8426 của công ty cất cánh từ sân bay Vũng Tàu đã hạ xuống giàn khoan RP3 (khu Rồng thuộc quyền khai thác của liên doanh dầu khí Việt-Xô). Sau khi toàn bộ hành khách ra giàn, hành lý và hàng hóa đi theo đã rời khỏi máy bay, các nhân viên sân đậu của giàn tiến hành vận chuyển hành lý và hàng hóa từ giàn lên trực thăng, thì bất ngờ có gió quẩn lớn xuất hiện. Gió làm cho đầu máy bay ngóc lên, khiến cánh quạt đuôi của trực thăng chạm vào phần lưới bảo hiểm của đĩa hạ cánh. Va chạm khiến toàn bộ phần mềm cánh quạt đuôi bị hư hỏng, các mảnh vỡ văng ra làm cho 3 nhân viên sân đậu giàn RP3 bị thương (1 người bị xây xước nhẹ, 2 người bị thương vào phần mềm), đồng thời làm cho một số bộ phận khác của máy bay bị hư hỏng.

Ngay khi xảy ra sự cố, tổ bay đã nhanh chóng tắt động cơ trực thăng, thông báo cho Đài chỉ huy sân bay Vũng Tàu và lãnh đạo giàn RP3 biết để triển khai công tác khắc phục sự cố. Đài chỉ huy sân bay Vũng Tàu cũng yêu cầu máy bay trực thăng số hiệu VN-8420, đang hoạt động gần khu vực giàn RP3 cơ động gấp đến đưa 3 nhân viên bị thương về đất liền điều trị kịp thời, đồng thời điều một tổ kỹ thuật của công ty cùng các thiết bị ra giàn RP3 thu thập dữ liệu, điều tra và khắc phục hỏng hóc của chiếc trực thăng VN-8426. Sau khi được sửa chữa, chiếc trực thăng Mi-172 VN-8426 đã được tổ lái điều khiển về hạ cánh an toàn xuống sân bay Vũng Tàu lúc 13 giờ 25 phút ngày 22-11. Sự cố đã không ảnh hưởng đến hoạt động của giàn khoan RP3. Theo Đại tá Vi Công Dũng, Giám đốc Công ty Bay trực thăng Miền Nam, nguyên nhân sự cố không liên quan đến yếu tố kỹ thuật. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tích cực điều tra, xác định nguyên nhân vụ việc.

Nguồn: PHÚ HƯNG (Quân đội nhân dân)

Từ khoá: công ty nhân viên máy bay bị thương hư hỏng