Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Bảo hiểm Bảo Việt ước lãi 400 tỷ đồng

(ĐTCK) Chia sẻ với ĐTCK online, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (do Tập đoàn Bảo Việt nắm 100% vốn) cho biết 400 tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế mà Bảo hiểm Bảo Việt ước đạt được trong năm 2013 này.

    Trong đó, đáng chú ý, lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm đạt 120 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2012. Như vậy, bất chấp các rủi ro liên quan đến các vụ cháy thời gian gần đây cũng như chịu tác động chung từ nền kinh tế vĩ mô, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn đạt được những kết quả khả quan.

    Số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cho thấy, Bảo hiểm Bảo Việt vẫn giữ vững vị trí số 1 với thi phần 10 tháng đầu năm xấp xỉ 23%; dẫn đầu tại nhiều nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng trên thị trường. Riêng 9 tháng đầu năm 2013, trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới,Bảo hiểm Bảo Việt chiếm vị trí số 1 với tổng số phí đạt 1.270 tỷ đồng. Đơn vị cũng giữ vị trí dẫn đầu về doanh thu phí tại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con ngườivớidoanh thu 1.359 tỷ đồng. Tại nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Bảo hiểm Bảo Việt cũng chiếm vị trí quán quân với doanh thu phí đạt 285 tỷ đồng...

    Trong năm 2013, Bảo hiểm Bảo Việt đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, trở thành DN đứng đầu về quy mô vốn điều lệ trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Liên tục từ 2007 đến nay, Bảo hiểm Bảo Việt đã giữ vững vị trí dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 

Từ khoá: công ty bảo hiểm bảo việt thị trường bảo hiểm vốn điều lệ bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự công ty bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ phi nhân thọ bảo hiểm phi nhân thọ lĩnh vực bảo hiểm vụ bảo hiểm tập đoàn bảo việt hoạt động bảo hiểm dẫn đầu bảo hiểm bắt buộc nền kinh tế bảo hiểm sức khỏe thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm xe bão nghiệp vụ bảo hiểm bảo việt tăng vốn điều lệ đồng bảo hiểm bảo hiểm bảo việt tổng công ty bảo hiểm bảo việt trách nhiệm dân sự bảo hiểm xe cơ giới

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Cần thiết thành lập Ủy ban ổn định tài chính

VOV.VN -Sau khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, nhiều quốc gia đã thành lập cơ quan này.

Tại hội thảo "Tăng cường giám sát và lành mạnh hóa hệ thống tài chính" diễn ra ngày 18/12, nhiều chuyên gia cho rằng: Thị trường tài chính tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô, chất lượng hoạt động trên cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Tuy nhiên, thị trường phát triển nhanh chóng đã kéo theo nhiều bất cập. Trình độ quản trị điều hành, giám sát từng định chế và toàn bộ thị trường tài chính tuy đã chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn chưa bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính. Ngoài ra, vẫn tồn tại khoảng cách lớn với chuẩn mực an toàn và giám sát tài chính của khu vực và thế giới. Bất ổn thị trường tài chính không những có thể bào mòn thành quả phát triển kinh tế, mà còn là thách thức trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế của giai đoạn tới.

Nút thắt về sự phối hợp giữa các cơ quan

Theo quan sát của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, đối với Việt Nam, trong gần 7 năm qua, các trục trặc của nền kinh tế đi cùng với sự bất ổn và thiếu lành mạnh của hệ thống tài chính, đặc biệt là khu vực ngân hàng. Thật khó để chứng minh rằng khu vực nào là nguyên nhân và khu vực nào là hệ quả của các bất ổn kinh tế - tài chính, song có thể nói rằng các trục trặc kinh tế và bất ổn tài chính hiện nay giống như một nút thắt đan xen, níu kéo nhau và cùng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thực và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính.

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn lấy dẫn chứng, một thực thể được đăng ký thành lập dưới dạng một ngân hàng thương mại sẽ do cơ quan thanh tra - giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đảm trách giám sát, một thực thể đăng ký dưới dạng là một công ty chứng khoán hay một quỹ đầu tư sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thuộc Bộ Tài chính trực tiếp quản lý và giám sát, công ty kinh doanh bảo hiểm sẽ do Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm phụ trách quản lý và giám sát. Tuy nhiên, nếu như một công ty chứng khoán có giao dịch tiền gửi và tín dụng thì giao dịch đó vẫn do NHNN giám sát, hoặc một công ty thương mại có đầu tư chứng khoán thì UBCKNN sẽ chịu trách nhiệm quản lý và giám sát các giao dịch chứng khoán này.

Từ năm 2008, khi Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (UBGSQG) ra đời thì cơ quan này được giao trách nhiệm thay mặt Thủ tướng giám sát chung cả ba khu vực là ngân hàng, chứng khoán, và bảo hiểm. Tuy nhiên, theo nhận xét của ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, chức năng và thẩm quyền giám sát của UBGSQG vẫn còn rất hạn chế, trong khi đó quyền giám sát chuyên ngành vẫn tiếp tục được duy trì theo mô thức cũ. UBGSQG vẫn chưa thể đóng vai trò như một cơ quan điều tiết và giám sát có hiệu năng và hiệu quả, không có đủ công cụ và thẩm quyền, càng không phải là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia. Những giới hạn này khiến cho mô hình giám sát tài chính của Việt Nam có xu hướng trở thành lưỡng thể, tạo ra sự không rõ ràng và nhất quán trong các quan hệ phối hợp và điều phối giám sát giữa các cơ quan giám sát chuyên ngành. Trong khi khả năng phối hợp giám sát của UBGSQG với các cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành khác vẫn còn rời rạc và hạn chế thì với địa vị pháp lý của UBGSQG như hiện nay, dù đã được trao thẩm quyền điều phối chính sách, thì vẫn còn rất nhiều trở ngại khác nữa về mặt thể chế và pháp lý khiến cho việc điều phối giữa chính sách giám sát an toàn tài chính với chính sách kinh tế vĩ mô của cơ quan này trở nên không thực tế.

Cần một cơ quan điều phối chung

Trả lời câu hỏi: Việt Nam có cần thành lập Ủy ban ổn định tài chính hay không? Ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng: "Cần thiết" . Theo ông Ngoạn, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hoạch định chính sách, thực thi chính sách. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay đã có sự thay đổi. Đó là sự bổ sung thêm ổn định tài chính. Hầu hết các quốc gia cho rằng, ổn định tài chính là mục tiêu rất quan trọng. Khi hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô phải quan tâm đến ổn định thị trường tài chính.

Trước đây, ông Ngoạn dẫn chứng, hầu hết các nước đều lập Diễn đàn ổn định tài chính. Trong các đạo luật liên quan đến lĩnh vực này đều nêu rõ các cơ quan giám sát và NHTW, Bộ Tài chính phải có sự phối hợp.

Gần đây, sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, các nước thành lập riêng một Ủy ban ổn định tài chính.

"Việt Nam cũng đang rất cần thành lập Ủy ban này, đặc biệt mô hình giám sát, việc hoạch định chính sách về giám sát của ta hiện nay cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn" - ông Ngoạn nhấn mạnh.

Từ cuối năm 2011, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã có ý kiến về vấn đề này với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh và đã được đồng ý về nguyên tắc cho nghiên cứu mô hình này.

"Chúng tôi thấy rằng, việc nghiên cứu mô hình này cần có thời gian và có sự thống nhất về quan điểm. Dự kiến đầu năm 2014 có một đề án trên cơ sở tổng hợp ý kiến các chuyên gia", theo ông Ngoạn./.

Vũ Hạnh/VOV online

Từ khoá: gia bão an toàn tài chính cục quản lý và giám sát bảo hiểm công ty khủng hoảng tài chính ngân hàng phát triển việt nam công ty kinh doanh bảo hiểm ổn định bảo hiểm nền kinh tế chính sách đầu tư chứng khoán chứng khoán kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm bộ tài chính kinh tế thị trường tài chính ổn định tài chính tài chính an toàn thị trường

Phân tích kỹ thuật để ngăn ngừa đại lý gian lận

(ĐTCK) Gian lận do chính các đại lý thực hiện lâu nay vẫn là thách thức không nhỏ cho các nhà bảo hiểm Việt Nam, bởi ngăn ngừa không dễ khi đại lý là người hiểu rõ nhất về sản phẩm, về quy trình.

    Tại Hội thảo "Phát triển bền vững - Lựa chọn nào cho doanh nghiệp bảo hiểm?" do Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (thuộc Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính) và Công ty E&Y Vietnam phối hợp tổ chức vừa qua, một phương pháp mới đã được các chuyên gia quốc tế giới thiệu tới các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nhằm ngăn ngừa, phát hiện các đại lý gian lận.

    Gian lận do chính các đại lý thực hiện lâu nay vẫn là thách thức không nhỏ cho các nhà bảo hiểm Việt Nam, bởi ngăn ngừa không dễ khi đại lý là người hiểu rõ nhất về sản phẩm, về quy trình.

    Ông Jack Jia, Giám đốc Dịch vụ kế toán pháp lý E&Y Hồng Kong cho biết, kỹ thuật phân tích kế toán pháp lý là công cụ tốt để giúp các công ty bảo hiểm phân tích thái độ hành vi của người đại lý.

    Từ đó, dự đoán những xu hướng, rủi ro mà họ có thể gây ra cho công ty bảo hiểm trong tương lai thông qua việc phân tích hành vi trong quá khứ.

    Ông Jack Jia cũng công bố những kết quả mà phân tích kỹ thuật dữ liệu đem lại trong một vụ tư vấn của E&Y cho một chi nhánh bảo hiểm ở New York (Mỹ).

    Theo đó, từ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, chúng ta có thể tiến hành nhiều phân tích để tìm ra các đại lý có độ rủi ro cao, có nguy cơ gian lận lớn. Chẳng hạn, rà soát dữ liệu theo tiêu chí số vụ bồi thường, nhà bảo hiểm có thể tìm thấy một số đại lý có số vụ bồi thường cao.

    Thực tế, khi điều tra, kết quả cho thấy, đại lý đã làm giả chữ ký khách hàng, giúp khách hàng điền vào thông tin bồi thường.

    Một phân tích khác, cũng trên cơ sở dữ liệu đó, công ty có thể tìm ra các đại lý có khả năng gian lận bằng cách phân tích địa chỉ khách hàng, tìm ra các khách hàng có cùng địa chỉ. "Trong vụ tư vấn nói trên, chúng tôi đã tìm thấy một đại lý có 43 hợp đồng có cùng địa chỉ và phân tích sâu hơn cho thấy, các khoản bồi thường từ các địa chỉ này khá lớn.

    Thực tế, đại lý sử dụng địa chỉ của mình thay cho địa chỉ khách hàng để đòi bồi thường hoặc vay tiền mà khách hàng không hề hay biết", ông Jack Jia chia sẻ.

    "Trong trường hợp đại lý gian lận nói trên, thiệt hại mà nhà bảo hiểm phải chịu lên tới 1 triệu USD" - ông Jack cho biết thêm.

    Hoặc một trường hợp khác, khi rà soát dữ liệu về bồi thường xe cơ giới, một nhà bảo hiểm đã phát hiện số điện thoại của đại lý trùng với khách hàng. Về cơ bản, công ty gọi điện cho khách hàng, nhưng liệu có đúng là khách hàng nghe điện thoại?

    Bên cạnh việc phân tích kỹ thuật, việc vào vai các đại lý để tìm xem cách có thể thực hiện gian lận cũng giúp nhà bảo hiểm phát hiện các lỗ hổng, các cách mà đại lý có thể gian lận, từ đó có biện pháp ngăn ngừa thích hợp.

    Ông Saman Bandara khuyến cáo, việc phân tích dữ liệu phải được tiến hành ít nhất 6 tháng một lần. Tại Việt Nam, hơn 90% đại lý đều làm việc bán thời gian nên nguy cơ

    gian lận rất cao và cần kiểm soát chặt chẽ.

    Tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm bày tỏ e ngại vì tình trạng thiếu dữ liệu vốn rất phổ biến ở doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù "dữ liệu là vàng", nhưng làm sao có thể phân tích trên dữ liệu không đầy đủ và làm sao buộc đại lý điền đầy đủ các thông tin.

    Ông Jack Jia cho biết: "Thực tế, tôi đã làm việc với nhiều công ty có dữ liệu không đầy đủ. Nhưng chúng ta vẫn có thể phân tích, bởi chúng ta không kiểm toán, chúng ta chỉ đang phân tích dữ liệu. Nên dù tỷ lệ dữ liệu như thế nào thì vẫn có thể tiến hành nhiều phân tích".

    Hơn nữa, các chuyên gia cũng chia sẻ, chất lượng cơ sở dữ liệu của ngay cả những hãng bảo hiểm hàng đầu châu Âu cũng có vấn đề, không tốt như người ta tưởng. Không có cơ sở dữ liệu quá khứ để phân tích không có nghĩa là không thể làm gì.

    Nhà bảo hiểm phải xác định một thời điểm nào đó để bắt đầu thu thập dữ liệu. Với mỗi một hợp đồng, công ty phải xác định 15 - 20 trường dữ liệu phải đưa vào hệ thống. Với dữ liệu trong quá khứ, công ty bảo hiểm có thể gọi điện cho khách hàng và hỏi thêm thông tin.

    Ngoài ra, ông Saman Bandara cho rằng, nhiều khi, hệ thống có thể thu thập đến 90% dữ liệu cần thiết, nhưng có chi nhánh không quan tâm đến việc nhập dữ liệu.

    Đây là rủi ro và công ty phải đặt dấu hỏi với những chi nhánh này, có thể là họ bận rộn, nhưng không nhập dữ liệu là dấu hiệu đáng ngờ. "Từ những chi nhánh này, chúng tôi đã phát hiện một số vấn đề mà ngay cả giám đốc công ty không ngờ đến", ông Saman Bandara nói.

    Không chỉ sử dụng để phân tích hành vi của đại lý, phân tích kế toán pháp lý còn được sử dụng để phân tích hoạt động bồi thường, quảng cáo, thúc đẩy kinh doanh, xem xét sự hợp lý của các quy định, ví dụ như quy định về hoa hồng.

    Không chỉ là phòng ngừa gian lận mà việc phân tích còn cho thấy tình hình kinh doanh, xem sản phẩm nào đang đem lại doanh thu tốt để có chiến lược bán hàng, phát triển sản phẩm phù hợp.

    >>Phòng ngừa và xử lý gian lận nội bộ

    >>Phải khép tội hình sự cho gian lận bảo hiểm

Từ khoá: doanh nghiệp bảo hiểm việt nam bão gian lận thông tin pháp lý saman bandara khách hàng công ty bảo hiểm dữ liệu doanh nghiệp hãng bảo hiểm cục quản lý và giám sát bảo hiểm bảo hiểm bồi thường bộ tài chính kỹ thuật công ty kế toán nhà bảo hiểm sản phẩm

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Gây án giết người sau khi nhậu 12 tiếng

(HNMO) - Chiều 17/12, Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và tuyên phạt Thiên Minh (SN 1971, ở thôn Phước Đồng 2, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) 16 năm tù về tội "Giết người", đồng thời bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 140 triệu đồng.

Theo hồ sơ cáo trạng, khoảng 18 giờ ngày 31/8/2013, sau khi bốc lúa cho nhà anh Hứa Thanh Vân (thôn Phước Đồng 2, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước), Thiên Minh và Đàng Trịnh cùng ăn cơm và uống rượu với gia đình anh Vân. Sau đó, Trịnh về nhà, còn Minh ở lại mặc võng ngủ để canh lúa. Đến 22 giờ, Trương Quang Quốc ở cùng thôn đi xe máy đến nhà anh Vân mang theo 1 lít rượu trắng rủ Minh nhậu. Minh gọi điện rủ Đàng Trịnh đến cùng nhậu.

Sau khi uống hết rượu, Quốc, Minh, Trịnh rủ nhau đi chơi bi lắc và tiếp tục mua bia về nhà anh Vân ngồi uống. Uống được khoảng nửa két bia thì Trịnh về trước, còn Quốc và Minh ngồi lại uống tiếp. Ngồi nhậu đến khoảng 6 giờ ngày 1/9/2013 thì Quốc đội mũ bảo hiểm chạy xe đi mượn tiền để trả tiền mua bia cho Minh. Sau 5-10 phút, Quốc quay lại và hai người tiếp tục uống số bia còn lại. Lúc này trên đầu Quốc vẫn còn đội mũ bảo hiểm và cả hai lại tiếp tục thách đố vật nhau.

Trong lúc vật nhau, Minh bị Quốc vật đè đầu xuống nền nhà và dùng ngón tay bấm vào tay Minh. Bị đau nên khi Quốc vừa buông ra thì Minh liền đi tới góc nhà kho nơi mắc võng nằm lấy một cây gỗ tròn dùng để làm cán rìu đập mạnh vào đầu Quốc 2 cái làm mũ bảo hiểm bể và Quốc gục xuống. Minh tiếp tục cầm cây đập nhiều cái nữa vào đầu Quốc. Thấy vậy, hàng xóm đã chạy đến can ngăn và Minh bỏ về nhà. Quóc được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong tại bệnh viện.

Trước đó, sáng ngày 17-12, trong phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án giết người, TAND tỉnh Ninh Thuận cũng đã tuyên phạt Phạm Xuân Lập (1995), ngụ tạo khu phố 5, phường Đông Hải, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm 04 năm tù giam vì tội giết người. Theo hồ sơ cáo trạng thì vì mâu thuẩn với anh trai là Phạm Xuân Lập, Thành đã vô ý dùng dao làm chết anh trai mình.

Từ khoá: bảo hiểm bão gia đình bảo hiểm cháy gia

Bảo hiểm nỗ lực cắt dây lỗ nghiệp vụ

(ĐTCK) Theo thống kê của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã có nhiều nghiệp vụ thua lỗ dai dẳng trong nhiều năm liền.

    Xem toàn bộ Chuyên đề của Báo Đầu tư Chứng khoán xuất bản ngày 16/12/2013 tại:

    >> Bảo hiểm Việt Nam 2013 - Dấu mốc trưởng thành

    Có DNBH có lãi, nhưng không đủ bù cho số lỗ của các DNBH khác. Các nghiệp vụ lỗ điển hình phải kể đến là, bảo hiểm tàu biển, lỗ 12 năm; bảo hiểm tai nạn và sức khỏe con người, lỗ 5 năm; bảo hiểm xây dựng lắp đặt lỗ và bảo hiểm xe cơ giới, cùng lỗ 4 năm...

    Lỗ dai dẳng

    Tại Hội nghị CEO các DNBH phi nhân thọ vào đầu tháng 7/2013, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (AVI) từng nhấn mạnh: "Trong bối cảnh đầu tư tài chính (bằng vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nghiệp vụ) có tỷ suất sinh lời không cao và tiềm ẩn rủi ro giảm giá thì hoạt động đầu tư không thể gánh nổi lỗ nghiệp vụ bảo hiểm, gây khó khăn tài chính cho các DNBH.

    Nếu thua lỗ dẫn tới mất vốn, làm cho vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn pháp định thì liệu DNBH có thể kêu gọi cổ đông góp thêm vốn trong khi cổ tức chi trả không cao?".

    Ông Lộc kêu gọi, đã đến lúc các DNBH phải chặn đứng hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh bằng hạ phí bảo hiểm, xử lý nghiêm các cán bộ chi nhánh hạ phí bảo hiểm không đúng quy định của DNBH.

    Đồng thời, các DNBH có thể căn cứ vào Điều 40, Thông tư 124/2012/TT-BTC khi sản phẩm bảo hiểm có nhiều năm thua lỗ, ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và an toàn tài chính của các DNBH thì có thể đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn lại quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm để đảm bảo an toàn tài chính cho cả DNBH và khách hàng.

    Trong 3 năm 2010-2012, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô toàn thị trường lỗ tới 900 tỷ đồng

    Trên thực tế, để tăng trưởng doanh thu, nhiều DNBH tìm cách có thêm khách hàng mới thông qua giành giật từ các DNBH khác.

    Điều này không làm tăng thêm giá trị cho toàn thị trường, thậm chí còn nguy hại nếu sử dụng thủ đoạn hạ phí bảo hiểm phi kỹ thuật thấp hơn xác suất rủi ro bồi thường cho phép. Cuộc cạnh tranh bằng cách trên đã khiến cho không ít DNBH phải chịu thua lỗ về nghiệp vụ.

    Chỉ tính riêng mảng bảo hiểm vật chất xe ô tô, trên cơ sở tổng hợp số liệu báo cáo của các DNBH phi nhân thọ gửi về Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (HHBH), bảo hiểm vật chất xe ô tô trong 3 năm 2010, 2011, 2012 doanh thu 7.000 tỷ đồng nhưng lỗ tới 900 tỷ đồng (13%).

     Trước tình hình trên, Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu các DNBH xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô trình Bộ Tài chính theo đúng quy định tại Thông tư 124/2012/TT-BTC để đảm bảo khả năng thanh toán và bảo vệ quyền lợi khách hàng.

    Sau khi Bộ Tài chính phê duyệt quy tắc, điều khoản, biểu phí cho từng DNBH, Bộ Tài chính sẽ kiểm tra tính tuân thủ và xử lý vi phạm khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh từ DNBH, người tham gia bảo hiểm.

    Tiếp theo việc phê chuẩn quy tắc, điều khoản, điều kiện, biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô, các quy tắc, điều khoản, điều kiện, biểu phí bảo hiểm tàu biển cũng sẽ được xây dựng và trình Bộ Tài chính phê duyệt.

    Lãi chập chờn

    Cùng với đó là một số sản phẩm bảo hiểm mang lại lãi dù không đáng kể cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm xe máy, hàng hóa vận chuyển, trách nhiệm nghề nghiệp... Tuy nhiên, theo các DNBH, sản phẩm có lãi chủ yếu là loại có doanh thu thấp, lãi nhờ tỷ lệ bồi thường thấp, chi phí không quá cao.

    Chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ bồi thường từng nghiệp vụ cho năm 2013, nhưng trong năm 2012, bảo hiểm hàng không là một trong những nghiệp vụ có tỷ suất lợi nhuận cao với doanh thu 769 tỷ đồng, bồi thường chỉ 62 tỷ đồng.

    Cùng với bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt tỷ lệ bồi thường 27%, tương ứng 516 tỷ đồng trên doanh thu 1.927 tỷ đồng. Với riêng sản phẩm bảo hiểm xe máy, mặc dù tỷ lệ bồi thường thấp, nhưng do chi phí bán hàng cao, dưới hình thức chi hỗ trợ, khen thưởng..., nên có thể khiến sản phẩm này chuyển từ lãi lớn thành hòa vốn.

    Điều đáng nói hơn cả, các nghiệp vụ có lãi thì chỉ là theo năm chứ không có nhiều sản phẩm có lãi liên tiếp trong nhiều năm liên tục. Ngoài nghiệp vụ hàng không, dầu khí có lãi liên tục trong nhiều năm thì một số nghiệp vụ mới bắt đầu có lãi từ sau năm 2010 đến nay.

     

    Hướng tới hiệu quả

    Hướng tới hoạt động kinh doanh nghiệp vụ hiệu quả, cơ quan quản lý cùng với AVI đã nỗ lực bàn thảo tìm hướng xử lý. Tại Hội thảo "Bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam -Thực trạng và giải pháp" mới đây, các bên tham gia đã đề ra một loạt giải pháp chặn lỗ, hướng tới hòa vốn, có lãi cho lĩnh vực bảo hiểm này.

    Từ phía doanh nghiệp, theo ông Lộc, có không ít DNBH đã và sẽ cơ cấu lại sản phẩm bảo hiểm theo hướng giảm quy mô các sản phẩm bị lỗ hoặc không có lãi, tăng cường phát triển các sản phẩm bảo hiểm phi tài sản và các sản phẩm mà phân khúc thị trường ít cạnh tranh như sản bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm.

    Cùng với đó là những nỗ lực chung tay tạo ra những sản phẩm mới mang tính đột phá cho thị trường phi nhân thọ của cơ quan quản lý và  AVI. Chẳng hạn như hoàn tất việc xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xe cơ giới; lập tổ công tác nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Pool bảo hiểm năng lượng nguyên tử phục vụ cho nhu cầu khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

    Ở cấp cao hơn, Quốc hội đã ban hành Luật Phòng chống thiên tai, trong đó quy định về bảo hiểm và trợ giúp tài chính của Nhà nước đối với vùng bị thảm họa thiên tai, tạo sự chuyển biến về nhu cầu bảo hiểm thiên tai. Chính phủ đang dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường, trong đó, vấn đề bảo hiểm trách nhiệm ô nhiễm môi trường, bắt buộc mua bảo hiểm đối với cơ sở sản xuất -kinh doanh có chất thải nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang được xem xét.

    Gần đây, Bộ Xây dựng đang dự thảo Thông tư quy định các chủ dự án phải mua bảo hiểm khi xây dựng nhà chung cư để bán, được xem là tiềm năng để phát triển bảo hiểm bảo lãnh thực hiện hợp đồng bán chung cư hoặc bảo hiểm trách nhiệm thực hiện hợp đồng bán nhà chung cư.

    >>Bảo hiểm xe cơ giới: "Bánh to" khó nuốt

Từ khoá: bảo hiểm thiên tai bảo hiểm xây dựng lắp đặt thảm họa thiên tai không lành mạnh bảo hiểm thân tàu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ bảo hiểm thân tàu biển bảo hiểm hàng hóa vận chuyển hiệp hội bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm xe cơ giới phi nhân thọ nghiệp vụ bảo hiểm môi trường tỷ lệ bồi thường lĩnh vực bảo hiểm bảo hiểm hàng hóa tham gia bảo hiểm bảo hiểm năng lượng cục quản lý và giám sát bảo hiểm bảo hiểm hàng không doanh thu bảo hiểm thị trường tài chính dnbh thiên tai khách hàng mới khả năng thanh toán trách nhiệm nghề nghiệp vụ bảo hiểm hàng không quy định cạnh tranh không lành mạnh quy tắc vốn pháp định xử lý nghiêm tổng thư ký hiệp hội bảo hiểm việt nam bồi thường sản phẩm quỹ dự phòng nghiệp vụ bão thua lỗ khó khăn tài chính biểu phí bảo hiểm xây dựng bảo vệ quyền lợi cạnh tranh bộ tài chính tăng trưởng doanh thu thông tư thị trường bảo hiểm đầu tư chứng khoán vật chất nhân thọ hàng hoá vận chuyển bảo hiểm phi nhân thọ thị trường phi nhân thọ nhu cầu bảo hiểm phí bảo hiểm người tham gia bảo hiểm quỹ dự phòng trách nhiệm bảo hiểm vật chất sản phẩm bảo hiểm vật chất xe sản phẩm mới an toàn tài chính bảo hiểm vật chất xe bảo hiểm tai nạn và sức khỏe con người khách hàng phùng đắc lộc bảo hiểm tai nạn bảo hiểm tàu bảo hiểm tín dụng mua bảo hiểm bảo hiểm xe xây dựng biểu phí bảo hiểm bảo hiểm xe máy avi đầu tư tài chính xác suất rủi ro việt nam

Bảo hiểm hưu trí: Đường dài phía trước

(ĐTCK) Dù xác định bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một sản phẩm mang tính chiến lược, nhưng các công ty bảo hiểm cũng khá thận trọng.

    Xem toàn bộ Chuyên đề của Báo Đầu tư Chứng khoán xuất bản ngày 16/12/2013 tại:

    >> Bảo hiểm Việt Nam 2013 - Dấu mốc trưởng thành

    Sau khi Dai-ichi Life Việt Nam chính thức trình làng 2 sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho cá nhân và doanh nghiệp và đã có những khách hàng đầu tiên, đầu tháng 12/2013, Manulife cũng đã đưa ra thị trường sản phẩm Manulife - Điểm tựa hưu trí.

    AIA Việt Nam và những công ty bảo hiểm nhân thọ được lựa chọn bán sản phẩm này cũng đã trình sản phẩm lên Bộ Tài chính. Nếu không có gì thay đổi, thì trong quý I/2014, thị trường sẽ đón nhận thêm các sản phẩm trong phân khúc mới mẻ này.

    Nhu cầu lớn

    Theo kết quả nghiên cứu thị trường vừa được Tập đoàn tài chính Manulife Financial thực hiện trong quý II/2013 về nhu cầu hưu trí đối với các nhà đầu tư cá nhân tại châu Á (bao gồm các quốc gia Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia và Indonesia) thì số năm trung bình các nhà đầu tư cá nhân châu Á mong muốn được nhận tiền hưu trí là 19 năm, trong khi đó, thực tế số tiền họ để dành cho kế hoạch hưu trí chỉ có thể đủ chi tiêu cho 13 năm.

    Điều này đã tạo ra một khoảng trống về tiền hưu trí là 6 năm. Ở một số thị trường như Nhật Bản, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn với mức chênh lệch là 13 năm. Nguyên nhân là người châu Á ngày càng sống thọ hơn, nhưng phần đông họ vẫn chưa nhận thức đầy đủ và có sự chuẩn bị phù hợp cho việc này, do đó, rất có khả năng, trong tương lai, sự thiếu hụt về tiền hưu trí sẽ ngày càng lớn hơn.

    Nhu cầu về bảo hiểm hưu trí hiện là rất lớn

    Ông Chung Bá Phương, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam cho biết, hiện nay, ở Việt Nam chỉ mới có gần 20% người cao tuổi có lương hưu từ bảo hiểm xã hội, nghĩa là nhu cầu của người dân về một kế hoạch hưu trí còn rất lớn. Vì vậy, phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện tại thời điểm này là một bước đi mang tính chiến lược và kịp thời của Chính phủ.

    Ông Stephen Clark, Tổng giám đốc AIA Việt Nam, cũng cho rằng, có nhiều lý do để lạc quan về ngành bảo hiểm nhân thọ trong năm tới và việc ra đời của quy định mới về sản phẩm hưu trí là một cơ hội hấp dẫn cho các công ty bảo hiểm, doanh nghiệp và nhân viên của họ.

    Được biết, để sản phẩm bảo hiểm còn khá mới mẻ này phát triển thuận lợi hơn tại thị trường Việt Nam, mới đây, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng đã có công văn gửi tới cơ quan chức năng đóng góp ý kiến về áp dụng chính sách thuế cho hợp lý để sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn với cả cá nhân người lao động và doanh nghiệp...

    Cụ thể, ngoài kiến nghị bỏ quy định về giới hạn chi phí không được khấu trừ của người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, Hiệp hội Bảo hiểm cho rằng, Chính phủ cũng nên khuyến khích người sử dụng lao động mua bảo hiểm hưu trí cho người lao động bằng cách không thu thuế TNDN trong phần đóng phí bảo hiểm này.

    Tuy nhiên, để tránh trường hợp đóng phí cao, Chính phủ có thể quy định mức giới hạn cho người sử dụng lao động tối đa là 5 triệu đồng/tháng, để khi hết tuổi lao động, người lao động được thêm số tiền hưu tối đa là 10 triệu đồng/tháng...

    Cần sự chuẩn bị tốt cho một "chặng đường dài"

    Dù xác định bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một sản phẩm mang tính chiến lược, nhưng các công ty bảo hiểm cũng khá thận trọng.

    Do bảo hiểm hưu trí tự nguyện có đối tượng khách hàng khá rộng, cả cá nhân và doanh nghiệp, nên đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ được giao triển khai sản phẩm này, ngoài vấn đề bố trí thế nào để sản phẩm này không "lấn át" các sản phẩm khác (bảo hiểm liên kết chung)..., thì việc đào tạo, quản lý đội ngũ đại lý để có thể cạnh tranh với các công ty khác cũng cần được nghiên cứu kỹ.

    "Năm 2014, chúng tôi sẽ tập trung phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Còn hiện tại, công ty vẫn đang cẩn trọng nghiên cứu nhu cầu, khả năng tài chính cũng như phân tích các đặc tính sản phẩm mà mình dự tính đưa ra để đảm bảo mức độ thành công khi giới thiệu ra thị trường", đại diện một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn chia sẻ với ĐTCK.

    Vì là sản phẩm mới và khá phức tạp, nên không chỉ doanh nghiệp mà các cơ quan chức năng cũng phải rất kỹ càng và chặt chẽ khi phê duyệt.

    Theo quy định của Bộ Tài chính, trong hồ sơ xin phép triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí, các doanh nghiệp phải đưa ra những phương án và giải trình kế hoạch triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí trong 5 năm với nhiều nội dung khá cụ thể (xem hộp).

    Không chỉ Bộ Tài chính khá cẩn trọng với việc phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí (nên đưa ra những quy định khá chặt chẽ), mà bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tính toán rất kỹ để có thể đi được "đường dài" với sản phẩm này.

    Theo ông Simon Lam, Tổng giám đốc Generali Việt Nam, sự ra đời của bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một bước phát triển quan trọng của thị trường bảo hiểm Việt Nam.

    Ngoài đối tượng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp cũng có thể cung cấp quyền lợi hưu trí cho nhân viên của mình. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện dành cho doanh nghiệp sẽ làm phong phú thêm các phúc lợi nhân viên trong khi những sản phẩm bảo hiểm phúc lợi nhân viên hiện nay sẽ tiếp tục đáp ứng những nhu cầu khác của doanh nghiệp.

    Do đặc tính sản phẩm và phương thức tiếp cận không có khác biệt đáng kể, nên cạnh tranh trong phân khúc bảo hiểm nhóm sẽ chủ yếu dựa trên hiệu quả quản trị chương trình bảo hiểm và dịch vụ khách hàng.

    "Nhưng điều quan trọng là, do tính chất tự nguyện và dài hạn của bảo hiểm hưu trí tự nguyện, các doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc vấn đề chi phí phát sinh thêm ngoài chi phí bảo hiểm xã hội hiện có khi tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện", ông Simon Lam nói.  

       

    >>Bảo hiểm hưu trí tự nguyện đã lộ diện      

    >>Dai-ichi Life triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện    

    >>Sẵn sàng triển khai chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung          

     

Từ khoá: generali việt nam bão tập đoàn tài chính hiệp hội bảo hiểm công ty bảo hiểm sản phẩm mới nghiên cứu đóng phí bảo hiểm thị trường phát triển cá nhân người sử dụng lao động lao động tổng giám đốc chi phí bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm đầu tư chứng khoán phí bảo hiểm bảo hiểm xã hội nhu cầu manulife việt nam người lao động bảo hiểm liên kết chung ngành bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí chi phí liên kết chung sản phẩm tự nguyện quy định chính sách bảo hiểm chương trình bảo hiểm chính phủ ngành bảo hiểm aia việt nam mua bảo hiểm nhân thọ bộ tài chính chiến lược thị trường việt nam phân khúc bảo hiểm công ty khả năng tài chính sản phẩm bảo hiểm khách hàng tham gia bảo hiểm khách hàng cá nhân thị trường bảo hiểm bảo hiểm nhóm công ty bảo hiểm nhân thọ giám đốc triển khai bảo hiểm nhân thọ người cao tuổi nhân viên doanh nghiệp tài chính manulife việt nam nhu cầu về bảo hiểm thị trường bảo hiểm việt nam mua bảo hiểm kế hoạch bảo hiểm nhân thọ hiệp hội bảo hiểm việt nam doanh nghiệp bảo hiểm

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Giá thuốc đang chênh lệch lớn

 Thẩm mỹ Hàn Quốc

TP - Theo báo cáo giám sát giá thuốc, chi tiêu và tiêu thụ tại các bệnh viện của BHXH Việt Nam, thuốc chiếm khoảng 64% trong cơ cấu chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT.

Năm 2011, chi phí thuốc khoảng 15 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,3%) trong tổng số 25,4 nghìn tỷ đồng chi KCB, đến 6 tháng đầu năm 2012, chi phí thuốc tiếp tục tăng 31% so với cùng kỳ.

Theo BHXH Việt Nam, giá thuốc BHYT trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Cụ thể, cùng một loại thuốc, cùng hàm lượng, dạng bào chế... nhưng khi trúng thầu lại có giá khác nhau. Giá thuốc đấu thầu có sự chệnh lệch lớn giữa các địa phương. Thậm chí, trên cùng địa bàn thành phố, có nơi chênh lệch từ 30% đến 40%.

Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, hiện, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang rất quan tâm đến vấn đề đấu thầu thuốc. Trong sử dụng thuốc cần thực hiện mục tiêu an toàn, hiệu quả, đảm bảo công bằng, minh bạch và tính cạnh tranh, góp phần phát triển chất lượng KCB, đảm bảo an toàn cho Quỹ BHYT. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây ra một số vấn đề đáng lo ngại như: thất bại trong điều trị, gây tác dụng phụ, làm tăng một số bệnh, tăng hiện tượng kháng thuốc.

Được biết, hiện nay, hoạt động giám sát giá, chi tiêu và tiêu thụ thuốc tại bệnh viện đang được thực hiện theo hợp tác giữa BHXH Việt Nam và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, WHO còn hỗ trợ Việt Nam về tài chính. Mục đích nhằm đánh giá thực trạng, giám sát thực hiện, từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất các biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ giá thuốc.

PHONG CẦM

Từ khoá: việt nam tổng giám đốc gia khám chữa bệnh bhxh chi phí

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Hiểu thêm về quy tắc Volcker - "vòng kim cô" của các ngân hàng đầu tư

Cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker kiến nghị cấm các ngân hàng được liên bang bảo hiểm đầu cơ nhằm giảm thiểu rủi ro đối với kinh tế thế giới.

Từ điển Merriam-Webster định nghĩa khái niệm "đầu cơ" (speculation) trong 31 từ, trong đó những từ khóa chủ chốt là "nguy cơ thua lỗ lớn". Khi Paul Volcker - cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed - kiến nghị cấm các ngân hàng được liên bang bảo hiểm đầu cơ nhằm giảm thiểu rủi ro đối với kinh tế thế giới, ông chỉ nêu ra kiến nghị trong 1 đoạn văn nhỏ.

4 năm sau, các nhà quản lý nước Mỹ vừa thông qua quy tắc cuối cùng dựa trên những kiến nghị của Volcker. Mặc dù quy tắc Volcker dài tới 100 trang cùng với hàng trăm trang tài liệu hỗ trợ khác, không ai biết chắc chắn quy tắc này sẽ được áp dụng như thế nào trên thực tế. Đây là ví dụ điển hình cho thấy các luật lệ trên phố Wall có thể phức tạp như thế nào.

Quy tắc Volcker là gì?

Ý tưởng của Volcker trở thành quy tắc trong đạo luật cải cách phố Wall Dodd-Frank năm 2010. Mặc dù dự thảo của quy tắc Volcker vẫn gây nhiều tranh cãi, nhiều ngân hàng đã đóng cửa mảng giao dịch tự doanh (proprietary trading).

Đối với các giao dịch tự doanh, ngân hàng có thể kiếm thêm tiền hoặc mất tiền. Một trong số đó là hoạt động tạo lập thị trường (market - making): các ngân hàng mua, bán và giữ chứng khoán sao cho các khách hàng của họ luôn luôn có thể mua vào hoặc bán ra những gì họ muốn.

Một hoạt động khác là phòng vệ - những giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro đối với các giao dịch của chính ngân hàng.

Được thông qua ngày 10/12, so với những kiến nghị ban đầu, quy tắc Volcker có vẻ "khoan dung" hơn đối với hoạt động tạo lập thị trường và "khắc nghiệt" hơn đối với hoạt động phòng vệ. Các nhà làm luật trở nên lo lắng sau khi JPMorgan Chase phải gánh chịu khoản lỗ giao dịch lên tới 6,2 tỷ USD (vụ việc được nhiều người cho là giống với đánh bạc hơn là phòng vệ).

Giờ đây, phố Wall đang chờ đợi các nhà làm luật sẽ quyết định như thế nào để đưa luật vào hiện thực. Trách nhiệm được chia cho 5 tổ chức với những lịch trình hoàn toàn khác nhau. Một số quan tâm nhiều nhất đến việc giữ cho thị trường hoạt động trơn tru, trong khi một số khác lo lắng về việc giữ cho các ngân hàng không tự sụp đổ.

Nguồn gốc

Sau thời kỳ Đại suy thoái, Quốc hội Mỹ thành lập cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang để ngăn chặn kịch bản khách hàng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng thương mại. Đổi lại, các ngân hàng phải tập trung vào việc cho vay. Tự doanh là việc của các ngân hàng đầu tư.

Ranh giới này đã trở nên mờ nhạt trong những năm 1990 và bị xóa bỏ hoàn toàn vào năm 1999 - khi đạo luật Glass-Steagall bị bãi bỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 có nguồn gốc từ các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn, nhưng đó chính là điều đẩy các ngân hàng đến bên bờ vực phá sản.

Volcker lưu ý rằng không phải những khoản nợ xấu mà những giao dịch "độc hại" là nguyên nhân. 6 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ thu được 15,6 tỷ USD lợi nhuận giao dịch trong 13/18 quý từ giữa năm 2006 đến 2010. 5 quý còn lại, họ phải chịu lỗ.

Kể cả sau khi các ngân hàng lớn đồng loạt sụp đổ và phải nhận cứu trợ trong sự khó chịu của người nộp thuế, phục hồi đạo luật Glass-Steagall là công tác gặp nhiều kháng cự trên phố Wall. Đó cũng chính là lý do khiến Tổng thống Obama muốn gộp đạo luật này vào quy tắc Volcker. Ông hi vọng rằng tầm vóc của người đã từng tiết chế được lạm phát trong những năm 1970 sẽ giúp quy tắc này có sức mạnh lớn hơn.

Tranh luận

Rất nhiều người trên phố Wall tiếp tục cho rằng quy tắc Volcker sẽ không thể hoạt động. Tách bạch các loại hình đầu tư khác nhau và đánh giá rủi ro của chúng là việc gần như không thể. Năm ngoái, Jamie Dimon - CEO của JPMorgan Chase - đã nói rằng mọi nhà giao dịch sẽ cần đến một nhà tâm lý học và một luật sư ở bên mình để đảm bảo không vi phạm luật lệ.

Volcker phản pháo lại rằng quy tắc này khá đơn giản và có thể thích nghi được với nhiều hoàn cảnh. Tuy nhiên, thay vì đưa ra những lệnh cấm cứng nhắc, các nhà quản lý đang cố gắng định nghĩa từng trường hợp và đưa ra những trường hợp miễn trừ.

Trong khi đó, một nhóm nhỏ (nhưng đang dần tăng lên) các nhà làm luật ở Washington cho rằng họ sẽ thúc đẩy thông qua một đạo luật đơn giản hơn - đem Glass-Steagall quay trở lại - nếu như quy tắc Volcker tỏ ra quá phi thực tế.

Nguồn CafeF

Từ khoá: khủng hoảng tài chính quy tắc bảo hiểm tiền gửi giảm thiểu rủi ro đánh giá rủi ro thiêu rụi bão thị trường bảo hiểm ngân hàng bảo hiểm tiền kinh tế thế giới

100% trẻ em thuộc hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế

(HNM) - Theo Bộ LĐ-TB&XH, sau 9 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004-2013), các nội dung và nguyên tắc của luật đã đi vào đời sống, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Các địa phương triển khai cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 6 tuổi đạt kết quả tốt, có nơi tỷ lệ cấp thẻ BHYT đạt 98%. Tỷ lệ huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi ở các cấp học đạt từ 85% trở lên. Các địa phương đã thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Trợ cấp bảo trợ xã hội đối với 4 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em nghèo được miễn giảm học phí, 100% trẻ em thuộc hộ nghèo được cấp thẻ BHYT; phẫu thuật miễn phí cho một số đối tượng trẻ em khuyết tật. Hầu hết các địa phương trong cả nước đều thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em để huy động nguồn lực xã hội vào việc hỗ trợ, chăm sóc trẻ em...

Từ khoá: bão