Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Việt Nam dẫn đầu về lây nhiễm virus trực tuyến

Thống kê của các chuyên gia Kaspersky Lab về tình hình bảo mật trên thế giới năm 2013 và những dự báo cho năm 2014 cho thấy, năm nay Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu về sự phát triển các nguồn tài nguyên trực tuyến bằng những chương trình độc hại, tỷ lệ người dùng phải đối mặt với tỷ lệ rủi ro bị lây nhiễm địa phương ở mức cao nhất; xếp trên Bangladesh, Nepal và Mông Cổ - nhóm có mức nguy hiểm tối đa.

Trước hết là mối đe doạ từ di dộng. Năm 2013, vấn đề an ninh xung quanh thiết bị di động đã đạt đến một tầm cao mới và cấp độ mới về sự gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể thấy, nếu năm 2011 là năm phần mềm độc hại cho di động đạt được sức hút đối với tin tặc, đặc biệt là khu vực Android, và đa dạng hóa vào năm 2012 thì năm 2013, các phần mềm độc hại này đã hoàn thiện hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi phần mềm di động độc hại tiến gần đến đe dọa máy tính xét về mặt mô hình kinh doanh của tội phạm mạng và các phương pháp kỹ thuật, và tốc độc phát triển rất đáng kể.

Obad, có lẽ là phát hiện đáng chú ý nhất trong lĩnh vực di động, đang được phân tán bởi nhiều phương pháp, trong đó có một botnet được thiết lập sẵn. Smartphone nền tảng Android bị lây nhiễm Trojan-SMS.AndroidOS.Opfake.a sẽ biến thành một nơi nhân bản, gửi các tin nhắn văn bản có chứa liên kết độc hại đến tất cả số điện thoại có trong thiết bị của nạn nhân. Điều này giống với các tấn công trên máy tính cá nhân và là một dịch vụ phổ biến được cung cấp bởi những chương trình chỉ huy botnet (botnet-herder) trong nền kinh tế ngầm của tội phạm mạng.

Các botnet di động thực sự mang đến một lợi thế đáng kể so với những botnet truyền thống: smartphone hiếm khi bị tắt nguồn, khiến botnet xa đáng tin cậy hơn vì hầu hết các truy cập luôn có sẵn và sẵn sàng đợi chỉ dẫn mới. Tác vụ thông thường mà các botnet thực hiện bao gồm gửi thư rác hàng loạt, tấn công DDoS và gián điệp thông tin cá nhân hàng loạt, tất cả hoạt động này không đòi hỏi hiệu suất và được thực hiện dễ dàng trên smartphone. Botnet MTK, xuất hiện vào đầu năm 2013, và Opfake là bằng chứng cho thấy các botnet di động không còn chỉ là sân chơi cho tội phạm mạng, mà đã trở thành sự thực hành thường xuyên nhằm phục vụ một mục đích chính: lợi nhuận tài chính.

Tiếp theo là khai thác các ứng dụng có lỗ hổng. 90,52% nỗ lực khai thác lỗ hổng được phát hiện nhắm mục tiêu Oracle Java. Những lỗ hổng được khai thác bởi các cuộc tấn công ổ cứng - thực hiện thông qua Internet, và các lỗ hổng Java mới hiện có mặt trong rất nhiều gói lỗ hổng. Tiếp đến là lỗ hổng của hệ điều hành Windows ( không áp dụng cho Internet Explorer và Microsoft Office) và Android.

Ngoài ra, các mối đe dọa trực tuyến (tấn công qua trang web) cũng đáng chú ý. Theo Kaspersky Lap, so với năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của các cuộc tấn công dựa trên trình duyệt đã giảm. Công cụ chính đằng sau các cuộc tấn công dựa trên trình duyệt vẫn là gói lỗ hổng, mang đến cho tội phạm mạng nhiều khả năng lây nhiễm máy tính nạn nhân không cài đặt sản phẩm bảo mật, hoặc có ít nhất một ứng dụng phổ biến nhưng chứa lỗ hổng (yêu cầu cập nhật bảo mật). Việt Nam là quốc gia đứng ở vị trí thứ 8 bị tội phạm mạng tấn công trên Internet.

Bên cạnh tình hình bảo mật năm 2013, Kaspersky Lab cũng dự báo 6 vấn đề về tình hình bảo mật năm 2014:

Thứ nhất, sự riêng tư. Sau vụ bê bối của Snowden năm 2013, người dùng quyết tâm giữ cho cuộc sống riêng tư của mình kín đáo nhất có thể bất chấp sự chú ý của các cơ quan tình báo trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa bảo vệ thông tin được lưu trữ trên máy tính và các thiết bị khác và đảm bảo những hành vị trên mạng của họ được bảo mật. Việc trên sẽ dẫn đến các dịch vụ mạng riêng ảo (Virtual Private Network), bộ định tuyến củ hành (The Onion Router) trở nên phổ biến hơn cũng như gia tăng nhu cầu về các công cụ mã hóa địa phương.

Thứ hai, vấn đề tài chính. Các chuyên gia Kaspersky Lab dự đoán tội phạm mạng vẫn tiếp tục phát triển các công cụ để đánh cắp tiền mặt trực tiếp hoặc gián tiếp. Để thực hiện trực tiếp, tội phạm mạng sẽ không ngừng cải tiến các công cụ được thiết kể để truy cập vào các tài khoản ngân hàng của chủ sở hữu thiết bị di động. Các botnet di động được mua bán và có thể dùng để phân phối các đính kèm độc hại thay cho bên thứ ba.

Đối với việc đánh cắp gián tiếp, tội phạm mạng sẽ cần những phiên bản Trojan tinh vi hơn, mã hóa dữ liệu trên các thiết bị di động, ngăn chặn truy cập hình ảnh, liên lạc và thư từ cho đến khi người dùng trả phí mới được giải mã. Các smartphone có nền tảng Android sẽ là những mục tiêu đầu tiên tội phạm mạng hướng đến.

Thứ ba, sẽ tăng trưởng đáng kể về số lượng các cuộc tấn công nhắm mục tiêu người dùng ví Bitcoin, quỹ Bitcoin và thị trường chứng khoán.

Thứ tư, bổ sung để bảo vệ dữ liệu người dùng khi sử dụng dịch vụ trên Internet, ví dụ như mã hóa tất cả các dữ liệu được truyền giữa các máy chủ của riêng mình.

Thứ năm, dịch vụ đám mây tiếp tục được tin tặc nhắm mục tiêu. Một cuộc tấn công thành công có thể trao tay tội phạm mạng chiếc chìa khóa để có khối lượng lớn dữ liệu. Ngoài những kẻ tấn công đánh cắp dữ liệu có thể quan tâm trong việc xóa hoặc sửa đổi thông tin - trong một số trường hợp thông tin sai lệch thao tác có thể có giá trị nhiều hơn cho những người hưởng hoa hồng từ các cuộc tấn công. Đây là một xu hướng đang diễn ra.

Thứ sáu, những nhà phát triển phần mềm. Theo đó, hành vi trộm cắp các nguồn sản phẩm phổ biến (ngành công nghiệp game, các nhà phát triển ứng dụng di động, v.v...) cung cấp cho kẻ tấn công một cơ hội tuyệt vời để tìm các lỗ hổng trong các sản phẩm và sau đó sử dụng chúng cho mục đích lừa đảo của mình. Ngoài ra, nếu tội phạm mạng có thể truy cập vào kho lưu trữ của nạn nhân, họ có thể thay đổi chương trình mã nguồn và nhúng các cửa hậu trong nó.

Hải Yên

Từ khoá: gia máy tính khai thác hệ điều hành dữ liệu thị trường chứng khoán tội phạm dịch vụ bão thông tin phát triển thiết bị nền kinh tế nạn nhân tấn công sản phẩm

LVI trao 22 triệu USD tiền bồi thường thân máy bay ATR 72-600

(DĐDN) - Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) vừa trao 22 triệu USD tiền bồi thường thân máy bay ATR 72-600 gặp nạn tại Lào ngày 16/10/2013 cho Ngân hàng Ngoại thương Lào Đại chúng (BCEL) - ngân hàng tài trợ vốn cho Lao Airlines mua chiếc máy bay này và cũng là đơn vị thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Đức Hậu - Tổng Giám đốc LVI cho biết: "Sự kiện chiếc máy bay ATR 72-600 của Lao Airlines gặp nạn tại Packse là một thử thách lớn trong mối quan hệ hợp tác giữa 3 đơn vị LVI, Lao Airlines và BCEL. Mặc dù tai nạn hết sức thảm khốc, đã phá hủy toàn bộ chiếc máy bay ATR 72-600, nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng LVI đã hoàn thiện hồ sơ, trao đầy đủ 22 triệu đô la tiền bồi thường thân máy bay cho Lao Airlines. Như vậy, có thể khẳng định, LVI đã thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết trong hợp đồng bảo hiểm. Đây là một minh chứng cho sự hợp tác bền chặt, hiệu quả giữa 3 đơn vị".

Cũng tại buổi lễ, ông Latana Many Khunivong - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lào đã công bố quyết định và trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Lào cho LVI vì có các thành tích trong việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, tham gia tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và các hoạt động khác... liên quan tới vụ tổn thất máy bay ATR72-600 gặp nạn tại Pakse.

Vụ tai nạn rơi máy bay thảm khốc ngày 16/10/2013 đã cướp đi sinh mạng của 49 hành khách và phi hành đoàn trên chiếc máy bay ATR72-600 của Lao Airlines bay từ Thủ đô Viêng Chăn về thành phố Pakse, tỉnh Champasak. Ngay sau tai nạn, LVI đã tạm ứng 400.000USD để Lao Airlines chi trả cho việc tìm kiếm, xét nghiệm ADN, vận chuyển và mai táng những nạn nhân đã thiệt mạng theo đúng các phong  tục tập quán của Lào.

PV

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: đồng bảo hiểm giải quyết bồi thường bồi thường lao airlines tổng giám đốc bồi thường nhanh lvi hợp đồng bảo hiểm máy bay tiền bồi thường

Người nghèo và bảo hiểm y tế

Người nghèo và bảo hiểm y tế

Danh Đức

Minh họa: Khều.

(TBKTSG) - Cuộc chiến giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ hồi tháng 10 năm nay là một minh chứng cho sự khác biệt đến tột cùng giữa một chính sách vì người giàu với một chính sách vì người nghèo, và rằng phía nào cũng đầy đủ lý lẽ kinh tế, xã hội học làm cơ sở.

>> Bạn đọc đã đăng nhập, nhấn vào đây để xem nội dung bài viết.

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Lập hội đồng quản lý Quỹ người được bảo hiểm

(ĐTCK) Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm PVI và Bảo Minh (Top 3 phi nhân thọ) và Prudential Việt Nam, Bảo Việt nhân thọ và Manulife (Top 3 nhân thọ), tổng cộng 6 công ty đã có đại diện trong Hội đồng quan trọng này.

    Bộ Tài chính vừa có quyết định thành lập Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm (HĐQLQ) theo Thông tư số 101/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 15/9. Đúng như hướng dẫn tại Thông tư, các DN bảo hiểm thuộc top đầu đều có "chân" trong bộ máy quản lý Quỹ bên cạnh các đại diện của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và Cục quản lý & giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính).

    Với 8 người trong HĐQLQ, ông Trịnh Quang Tuyến, Chủ tịch Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đảm nhận Chủ tịch.

    Các thành viên Hội đồng bao gồm ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính. 6 thành viên còn lại là đại diện của Top 3 thị trường gồm Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm PVI và Bảo Minh (Top 3 phi nhân thọ) và Prudential Việt Nam, Bảo Việt nhân thọ và Manulife (Top 3 nhân thọ).

    Danh sách cụ thể như sau: Bà Nguyễn Thị Lâm Hồng, Phó Giám đốc, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ; ông Nicholas Oliver Holder, Phó Tổng Giám đốc tài chính, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam; ông Chung Bá Phương, Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Manulife (Việt Nam); ông Tạ Văn Cần, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt; ông Đỗ Tiến Thành, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Bảo hiểm PVI; ông Phạm Xuân Phong, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh.

    Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là 3 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

    Được biết, bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý quỹ (HĐQLQ), Ban điều hành quỹ (BĐHQ) và Ban kiểm soát quỹ (BKSQ).

    HĐQLQ sẽ do Bộ Tài chính quyết định thành lập, sau đó HĐQLQ ra quyết định thành lập BĐHQ, BKSQ và bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận.

    Bộ máy quản lý, điều hành của Quỹ bao gồm: Hội đồng quản lý quỹ (HĐQLQ), Ban điều hành quỹ (BĐHQ) và Ban kiểm soát quỹ (BKSQ).

    Còn BĐHQ sẽ bao gồm: Trưởng BĐHQ là Phó chủ tịch AVI; Phó BĐHQ là Tổng thư ký AVI; thành viên BĐHQ là đại diện của 3 DN bảo hiểm nhân thọ và 3 DN bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài có thị phần đứng thứ 4 đến thứ 6 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam vào thời điểm thành lập BĐHQ.

    Được biết, theo Thông tư 101, mức trích nộp Quỹ cụ thể do Bộ Tài chính công bố bằng văn bản trước ngày 30/4 hàng năm, tối đa 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại thuộc hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính liền kề).

Từ khoá: thị trường bảo hiểm việt nam prudential tổng công ty cổ phần bảo minh người được bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm tổng công ty bảo hiểm pvi quản lý quỹ bảo minh thị trường bảo hiểm công ty tnhh bảo hiểm nhân thọ prudential tổng giám đốc bảo việt nhân thọ nhân thọ bảo hiểm thông tư bộ tài chính pvi quyết định manulife việt nam công ty bảo việt tổng công ty bảo hiểm bảo việt phi nhân thọ bảo hiểm pvi công ty bảo hiểm pvi prudential việt nam manulife bảo hiểm nhân thọ hiệp hội bảo hiểm việt nam bảo hiểm bảo việt phí bảo hiểm tổng thư ký hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ tổng công ty bảo việt nhân thọ bảo việt bảo hiểm nhân thọ prudential đồng bảo hiểm việt nam công ty bảo hiểm bảo việt công ty hiệp hội bảo hiểm giám đốc tài chính bão bảo hiểm gốc công ty bảo hiểm công ty cổ phần

Đẻ ở Đức: Y tá đến nhà chăm 3 tháng

Theo chế độ bảo hiểm ở Đức, tôi được một bà đỡ đến tận nhà chăm sóc 1 tháng trước sinh và 2 tháng sau sinh.

Thời kỳ mang thai...

Trước khi sinh cu Bon tôi hỏi một chị bạn người Đức đã có hai con rằng đẻ có đau lắm không, chị nhìn tôi hơi ngạc nhiên rồi trả lời:"Đau, nhưng đấy là một trải nghiệm mà tôi không muốn bỏ lỡ". Quả thật sau khi sinh Bon tôi mới hiểu thấu đáo câu trả lời ấy. Tôi sinh cu Bon ở bệnh viện Marien (ở thành phố Stuttgart, Đức), nằm trên một quả đồi, tựa lưng vào đồi thông, bên cạnh một nhà thờ và nhìn xuống thành phố. Từ khi mang thai tôi đi khám thường xuyên ở một phòng khám tư nhân ở trung tâm, chỉ vào giai đoạn cuối của thai kỳ bác sỹ riêng của tôi thấy cần thiết phải hỏi ý kiến các đồng nghiệp nên mới gửi tôi đến bệnh viện khám. Ở Đức nếu có thẻ bảo hiểm y tế, bạn có thể chọn đi khám tại bất kỳ cơ sở tư nhân nào và chọn đẻ ở bất kỳ bệnh viện nào. Tôi lướt qua quyển sách hướng dẫn về các bệnh viện trong thành phố, các chỉ số cung cấp cho tôi một bức tranh hoàn chỉnh về mỗi bệnh viện. Tôi chọn bệnh viện Marien vì viện xử lý số ca sinh nhiều nhất trong năm so với các bệnh viện khác.

Đi sinh nở...

Tôi nhập viện vào đêm vì vỡ ối. Bác sỹ làm các xét nghiệm nhưng vì tôi chưa có cơn đau nên được gửi lên tầng trên là khu dưỡng sau khi sinh cho các sản phụ và dặn tôi bao giờ đau thì xuống tầng dưới, là khu dành cho người đẻ. Khi cơn đau đầu tiên tới, tôi đi thang máy xuống tầng dưới, cô y tá lắp máy điện tâm đồ để nghe tim thai và để tôi nằm trên salon ở hành lang. Nằm đây khá thư giãn và tôi có thể lắng nghe những gì đang diễn ra ở ba phòng đẻ xung quanh. Cách tôi không xa là một sản phụ khác đang tập với một quả bóng to để giảm cơn đau và chuẩn bị sinh. Lúc này tôi mới thấy hối hận là đã không đăng ký khóa học chuẩn bị sinh dành cho cả vợ và chồng ( khóa học đều được bảo hiểm thanh toán).

Bốn tiếng đầu tiên các cơn đau còn nằm trong tầm kiểm soát của tôi, lúc này tôi đã thôi không tha thẩn ở ngoài hành lang mà đã được bố trí vào một phòng đẻ. Bắt đầu sang tiếng thứ năm các cơn đau đến dồn dập và dữ dội, không có một tư thế nào giúp tôi giảm đau được nữa, lực thúc mạnh về mọi phía từ bên trong bụng, tôi quỵ dần và cảm thấy sẵn sàng làm bất cứ việc gì để chấm dứt sự đau đớn này. Đúng lúc đó cô y tá xuất hiện để chuẩn bị phòng đẻ cho tôi, tôi hỏi liệu có thể cho tôi mổ đẻ được không, vì tôi không thể chịu đau được nữa. Cô y tá nhìn tôi như thể tôi vừa đòi lên mặt trăng nhưng cười tươi nói: "Yên tâm, bạn sẽ đẻ thường được, mổ đẻ còn đau hơn rất nhiều lần".

Đẻ ở Đức: Y tá đến nhà chăm 3 tháng - 1

Bé Bon khi được 3 tháng tuổi. Bố bé là người châu Âu nên bé được thừa hưởng nét lai Tây rất đẹp.

Tôi biết tác dụng của việc đẻ thường, các cơn đau có tác dụng chuẩn bị cho em bé thích nghi với môi trường mới, nơi mà bé sẽ phải sử dụng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và làm những việc mà chín tháng qua bé chưa làm bao giờ. Mổ đẻ thay đổi môi trường của bé trong giây lát mà không cho bé cơ hội được chuẩn bị. Điều này là do bà đỡ giải thích cho tôi. Theo chế độ bảo hiểm, tôi được một bà đỡ đến tận nhà chăm sóc 1 tháng trước khi sinh và hai tháng sau khi sinh. Cũng nhờ có bà đỡ mà tôi đã biết chính xác rằng mình vừa vỡ nước ối và đi bệnh viện kịp thời.

Mọi việc diễn ra nhanh như một cuốn phim kể từ khi cô y tá bước vào phòng, tiếp đó là bác sỹ vào. Cô giải thích cho tôi rằng cô sắp tiến hành việc gây tê tủy sống cho tôi, cô dành cho tôi mười phút để đọc tác dụng và tác dụng phụ của việc này. Sau khi tôi đọc xong, cô giải thích lại cho tôi từng điều một. Cô cho biết 80 phần trăm phụ nữ đẻ thường và sinh con lần đầu ở bệnh viện đều sử dụng phương pháp gây tê tủy sống, nó sẽ giảm cơn đau đến 80 phần trăm. Tuy nhiên phương pháp có khoảng 10-15% tác dụng phụ, nhẹ là đau đầu, nặng là liệt toàn thân nếu thao tác sai. Trước khi tiến hành gây tê, bác sỹ dặn tôi việc tôi ngồi yên trong suốt quá trình cô thao tác là rất quan trọng. Cô y tá ngồi đằng trước giữ hai tay tôi, còn bác sỹ thao tác ở đằng sau lưng. Trước khi tiến hành bất cứ thao tác gì, bác sỹ đều nói rõ cô ấy sẽ làm gì và tôi sẽ cảm thấy như thế nào, ví dụ tôi sẽ cảm thấy có một luồng điện chay khắp sống lưng để tôi khỏi bất ngờ và giật mình. Sau mười lăm phút, do tác dụng của thuốc các cơn đau dịu hẳn xuống, tôi thấy mình như được cứu sống. Máy điện tâm đồ luôn luôn được gắn với tôi để theo dõi tim thai, kết quả được máy in ra đồng thời và liên tục. Một lát sau bác sỹ gắn một chai dịch truyền cho tôi, giải thích rằng các cơn đau của tôi không đủ để kích thích tử cung mở, vì vậy họ truyền  thuốc để kích thích cơn đau.

Bài liên quan: 

"Sốc" với loạt ảnh bé sơ sinh chào đời

Kiêng tắm, gội sau sinh - lạc hậu quá!

Dạy mẹ cách tắm bé sơ sinh chuẩn nhất

10 điều mẹ chưa-từng-biết về tinh trùng

Khi các cơn đau đến dồn dập trở lại, trong phòng có thêm một bác sỹ khác, trông dày dặn kinh nghiệm và tuổi đời. Cô bác sỹ giải thích rằng nhịp tim của bé tăng vọt mỗi khi có cơn co bóp nên cô cần sự trợ giúp của bác sỹ trưởng. Ông dặn tôi lúc nào cơn đau đến thì nhắm mắt và rặn thật mạnh. Tôi vật vã qua những cơn đau, không nhận ra cả tiếng gào của mình và nhắm mắt, cắn răng rặn trong tiếng hò reo động viên của cả ê kíp. Sau một hồi bác sỹ trưởng đưa kim tiêm vào sâu hút ra một giọt máu của em bé, mang đi xét nghiệm và nhanh chóng quay lại. Ông giải thích với tôi rằng nhịp tim cho thấy em bé đang trong tình trạng stress và muốn được ra ngoài, vì vậy ông sẽ can thiệp ngay. Trong vòng vài phút, tôi được rạch ở tử cung và bác sỹ dùng Forceps đưa em bé ra, chồng tôi sau này kể lại với tôi rằng việc này do ông bác sỹ trưởng làm, và cô bác sỹ trẻ vừa quan sát vừa học.

Sau giây lát bác sĩ trưởng hô lên rằng đầu bé ra được rồi và bảo tôi rặn thêm vài nhịp nữa, rất nhanh chóng cả người bé cũng ra theo. Tôi thấy người nhẹ bẫng và một em bé bỗng nhiên từ đâu được đặt lên ngực tôi. Tôi như vỡ òa vì sung sướng, thế là thằng bé mà chín tháng tôi vẫn ấp ủ trông nó như thế này đây. Câu đầu tiên tôi hỏi là:Nó còn sống không? Cô y tá cười bảo: Tất nhiên là sống.Sau vài phút cô y tá mang em bé ra góc kia của căn phòng để cắt rốn, đếm ngón chân ngón tay, chụp ảnh, và trong nháy mắt làm xong một tấm bưu thiếp để tặng tôi. Mặt ngoài của tấm bưu thiếp là ảnh bé lúc vừa sinh, mặt trong một bên có dán một đoạn đo nhịp tim của bé đúng vào lúc sinh cắt từ máy đo điện tâm đồ ra, phía dưới ghi ngày tháng năm sinh, giờ sinh, họ tên của bé và tên của các bác sỹ, y tá giúp bé ra đời. Mặt kia là dấu chân của bé, được chấm lên mực xanh và in lên mặt giấy, phía dưới có dòng chữ: Dấu chân đầu tiên trong đời. Tấm bưu thiếp này tôi luôn mang theo mình...

Chăm sóc sau sinh tại bệnh viện

Tôi được đẩy từ phòng đẻ lên phòng chăm sóc hậu sản trên chiếc giường di động, hai tay ôm con đang nằm trên ngực. Cô y tá khoa hậu sản xuống đẩy giường cho tôi vừa nhìn thấy tôi đã cười tươi và nói: Chúc mừng hai mẹ con. Phòng cho phụ nữ sau khi sinh ở đây rộng khoảng 40 mét vuông, có 3 giường và nhìn ra đồi thông. Tôi vừa ổn định chỗ nằm trên giường được một lát thì hai cô y tá đẩy một chiếc xe lăn vào, giúp tôi ngồi lên và dẫn tôi vào phòng vệ sinh, ở ngay trong phòng ở. Họ giúp tôi đi vệ sinh, và giải thích rằng đi vệ sinh sau khi sinh là quan trọng để các tuyến nội tiết hoạt động bình thường. Cô y tá đưa cho tôi một cái bình nhựa có viết tên tôi và hướng dẫn tôi cách vệ sinh. Phòng tắm sạch như li như lau, có hai loại băng vệ sinh cho phụ nữ, một loại nhỏ và một loại to mà chỉ bệnh viện mới có, dành riêng cho sản phụ sau khi sinh. Băng, giấy vệ sinh và quần lót bằng lưới cotton được cung cấp hàng ngày, nên lúc nào cũng sẵn.

Giường bệnh ở đây được thiết kế rất hiện đại. Đầu giường có thể gập lên gập xuống để thay đổi độ cao tùy thích, bên trái có gắn chiếc bàn ăn, có thể gập vào cho gọn khi dùng xong, có nút bấm gọi y tá và điện thoại để gọi ra ngoài. Những đêm đông người sinh thì cả đêm tôi nghe thấy chuông gọi y tá reo liên tục. Mỗi khi có người bấm nút, chuông sẽ reo khắp hành lang, và chỉ dừng lại khi y tá đã vào tận phòng của bệnh nhân. Bên phải là chiếc cũi của em bé, thành cũi làm bằng nhựa trong suốt để mẹ có thể theo dõi mọi cử động của con ngay cả khi đang nằm trên giường, cũi có bánh xe để mẹ có thể đẩy con vào phòng y tá hoặc phòng ăn.

Đẻ ở Đức: Y tá đến nhà chăm 3 tháng - 2

Bé Bon 13 tháng tuổi.

Trước khi sinh tôi đã ở phòng này một đêm và thấy cứ ban đêm thì các bà mẹ nườm nượp đẩy cũi vào phòng trực của y tá. Lúc đó tôi thắc mắc lắm, không hiểu họ làm gì trong đó nhưng đến khi con khóc lần đầu tiên, tôi cũng không biết làm gì hơn là đẩy cũi của con đi vào dãy phòng trực của y tá ở đối diện phòng tôi. Vừa thấy tôi, cô y tá trực liền ra dẫn tôi vào một phòng bên trong, là phòng thay bỉm và vệ sinh cho em bé. Ba ngày đầu tiên việc tắm, thay bỉm và vệ sinh cho em bé đều do các cô y tá làm, vừa làm họ vừa hướng dẫn cho tôi, đến ngày thứ tư thì tôi tự làm được. Trong phòng thay của em bé có bàn thay bỉm, bên trên là đèn sưởi để bé khỏi lạnh, bên dưới là tủ quần áo, bên trong có sẵn áo lót, áo ngoài, bộ áo liền quần, bỉm sạch để các bà mẹ dùng.

Ngày đầu tiên sau khi giúp tôi thay bỉm cho Bon xong, cô y tá trực hỏi tôi có muốn cho con bú không hay định nuôi con bằng sữa ngoài. Khi biết tôi muốn cho con bú, cô dẫn tôi vào phòng bên cạnh, chuyên để các y tá hướng dẫn các bà mẹ cách cho con bú. Trong phòng có ghế salon, hai máy bơm sữa và mỗi ghế đều đặt một chiếc gối mà các bà mẹ dùng để quấn quanh người vừa để cho đỡ đau lưng vừa là chỗ đặt con lên trong khi cho bú để đỡ phải bế hoàn toàn.

Trong bảy ngày tôi nằm ở khu chăm sóc hậu sản này, bao nhiêu lần cu Bon khóc đòi ăn là bấy nhiêu lần các nữ y tá ở đây vật lộn với hai mẹ con tôi để giúp tôi cho con bú. Họ giúp tôi ngồi xuống, đứng lên vì tôi còn đau, vết thương vẫn chảy máu và mỗi lần thay đổi vị trí là một lần đau (phải 3-4 tuần sau khi sinh mới cầm máu). Họ giúp tôi quấn và buộc gối quanh người, đặt cu Bon vào đúng vị trí, và khó nhất là việc đưa mồm Bon vào đầu ti và đảm bảo rằng Bon bú đúng (mút cả bầu vú chứ không phải chỉ nhai đầu ti). Họ ngồi bên cạnh theo dõi, luôn hỏi tôi có đau không, vì nếu tôi đau tức là Bon đang nhai đầu ti chứ không bú, và chúng tôi lại bắt đầu từ đầu. Cho được chiếc mồm bé xíu của Bon vào ngậm ti cho đúng là việc vô cùng khó khăn, và tôi học được từ một bà y tá già. Bà giữ cổ Bon, chờ đến lúc Bon há mồm to liền vừa giữ cổ vừa đưa thẳng đầu Bon vào đầu ti. Sau này về nhà Bon đã bú thạo rồi, thì mỗi lần bú đều lúc lắc đầu sang hai bên vài giây để định vị, rồi lao thẳng đầu vào ti mà không cần tôi giữ cổ đưa vào.

Đêm đầu tiên sữa về hai bầu ngực tôi căng như hai trái bom sẵn sàng nổ tung, nhưng sữa không thoát ra ngoài được. Ngực tôi đau nhức "trên từng milimet", đến từng tế bào. Có lẽ cái đau này chỉ sau đau đẻ. Tôi đẩy xe nôi vào phòng y tá lúc 2 giờ sáng, nước mắt giàn dụa. Cô y tá trực sau khi biết liền nói ngay: "Hà, yên tâm nhé, ở đây chúng tôi không để cho ai đau đớn bao giờ". Sau đó cô phân công ngay công việc. Cô giúp tôi ngồi xuống và cho Bon bú, vì em bé bú sẽ giúp thông tuyến sữa, kích thích sữa ra. Sau khi cho Bon bú mỗi bên 15 phút xong (chỉ là mút, vì sữa vẫn chưa ra), cô hướng dẫn tôi cách bơm sữa, là một cách khác để kích thích sữa ra. Trong khi đó một y tá khác lấy bắp cải từ trong tủ lạnh ra giã để tôi trườm ngực. Quả thật chườm bằng lá bắp cải lạnh rất hiệu quả, giảm đau nhức đi nhiều lần. Trước khi về phòng cô đưa tôi thuốc giảm đau, dặn 6 tiếng uống một lần. Điệp khúc ấy cứ diễn ra, ngày cũng như đêm, cho đến khi tuyến sữa thông và sữa đã ra được. Một ngày có 3 ca trực, nhưng y tá của cả 3 ca đều biết rõ vấn đề của tôi, vào ca trực của ai là người nấy giúp tôi làm đúng từng ấy việc, sang ca trực mới các cô lại hỏi tôi tình hình thế nào, sữa đã thông chưa. Tôi vẫn nhớ vẻ mặt bừng sáng và nụ cười tươi của bà y tá già, sau khi bà cân cu Bon sau khi bú, bà mừng rỡ bảo tôi: Sữa ra rồi nhé, em bé vừa bú được 30 ml.

Những lúc mệt quá, các bà mẹ có thể gửi con ở phòng y tá để ngủ trọn đêm. Với những bé bú bình, các cô sẽ cho uống sữa bình nếu bé thức dậy khóc, hoặc vào đánh thức mẹ ra cho con bú với những bé bú sữa mẹ. Đêm nào tôi vào phòng y tá trực cũng thấy ít nhất mười cái cũi trong đó các em bé ngủ ngon lành. Những ngày đầu sữa chưa về, tôi cho Bon bú bình sau mỗi lần tập bú chay. Mỗi lần tôi cần sữa bình, tôi chỉ việc nói với cô y tá trực và chưa bao giờ tôi phải chờ lâu quá năm phút. Đây là khoảng thời gian mà cô lấy sữa từ tủ lạnh ra, cho vào bình nhỏ, hâm nóng trong máy và làm nguội dưới vòi nước lạnh.

Trước khi ra viện tôi được mời lên phòng bác sỹ, cô bác sỹ trẻ măng khám lại vết thương cho tôi một lần nữa, ngồi dặn tôi những việc cần nhớ trong thời gian tới. Ví dụ như sau sáu tuần tôi cần quay lại phòng khám tư nhân để bác sỹ riêng khám, vết thương của tôi còn chảy máu 3-4 tuần nữa và nếu ngày nào không ra máu thì tôi phải quay lại bệnh viện ngay. Tất cả những điều cô dặn đều được in sẵn ra giấy để tôi mang về. Bệnh viện kết hợp với chính quyền thành phố làm luôn giấy khai sinh cho các bé, một tuần sau là tôi có thể đến viện lấy giấy khai sinh cho Bon. Trước khi về tôi được tặng một túi quà, trong đó quý giá nhất là hai chai sữa pha sẵn mỗi chai một lít. Tôi có thể để tủ lạnh, mỗi lần cho con ăn thì đổ ra bình nhỏ hâm lại. Chúng quả thật rất hữu ích vì cu Bon không thể chờ chúng tôi ngồi nghiên cứu cách sử dụng bộ dụng cụ tiệt trùng cho bình sữa, hay công thức pha sữa bột trong những ngày đầu tiên.

Bảy ngày ở bệnh viện sau khi sinh là thời gian mà tôi chịu đựng nhiều đau đớn nhất trong đời từ trước đến nay. Vết thương của tôi còn chảy máu và rất đau, một ngày ngủ khoảng 4 tiếng, tranh thủ vào những lúc Bon ngủ, ngoài ra còn phải tập bú cho Bon, không dưới 10 lần hàng ngày. Duy trì được việc ăn ngủ của bản thân đã là một việc rất khó khăn, không những thế tôi còn phải chịu trách nhiệm duy trì sự sống cho một sinh linh bé bỏng. Nhưng trong trí nhớ của tôi, đó là những ngày ngọt ngào nhất. Sau bảy ngày ấy, từ bệnh viện về tôi đã thay bỉm, mặc quần áo và cho Bon bú thành thạo. Và bởi vì lúc tôi đau đớn nhất về thể xác, hoang mang nhất về tinh thần, và dễ bị tổn thương nhất, tôi đã được giúp đỡ, an ủi, nương tựa. Các bác sỹ và y tá, họ đã chìa bàn tay ra nắm lấy tay tôi, cùng tôi đi từng bước một trên con đường đầy gian nan. Họ đã làm tôi hiểu đầy đủ ý nghĩa của câu: "lương y như từ mẫu".

Mời các mẹ đón đọc Phần 2 về Chế độ bảo hiểm và chăm sóc sau sinh tại nhà với sản phụ tại Đức vào 05h00 ngày 30/12/2013 trên chuyên mục Bà bầu.

Đọc thêm sự kiện Sinh con ở nước ngoài tại đây:

Sinh ở Séc: Bác sĩ cám ơn bà đẻ

Eo thon sau sinh nhanh như mẹ Pháp

Cẩn thận như khám thai ở xứ Hàn

Sang Trung Quốc xem các mẹ đi đẻ

Mẹ Đức chẳng "la oai oái" khi đẻ

Từ khoá: chế độ bảo hiểm bão thay đổi bảo hiểm giải thích bệnh viện

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khó thu hồi nợ bảo hiểm xã hội từ khởi kiện

Khó thu hồi nợ bảo hiểm xã hội từ khởi kiện

Thùy Dung

Nộp BHXH tại cơ quan BHXH TPHCM - Ảnh minh họa: TBKTSG Online.

(TBKTSG Online) - Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến nay các tỉnh, thành phố trên cả nước đã khởi kiện 1.825 doanh nghiệp nợ đọng BHXH với số tiền nợ lên đến gần 1.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, việc khởi kiện để thu hồi nợ không hề đơn giản và để tránh tình trạng nợ đọng này, cần phải nâng mức hình phạt đối với các doanh nghiệp chây ì.

Theo báo cáo mới nhất của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 11, tổng số nợ BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT) trên cả nước là 10.569 tỉ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, số nợ BHXH có tỷ trọng lớn nhất, đạt xấp xỉ 7.750 tỉ đồng, tăng 16% so với năm ngoái.

Nợ BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tính đến hết tháng 11 cũng lần lượt đạt khoảng 2.900 tỉ đồng và 552 tỉ đồng. Riêng ngân sách các địa phương nợ 252,5 tỉ đồng.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Đức Lành, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai cho hay, các doanh nghiệp nợ BHXH trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp thi công cơ sở hạ tầng sử dụng ngân sách nhà nước.

"Các doanh nghiệp này giải thích, họ nợ BHXH vì không được ngân sách nhà nước thanh toán các công trình sau khi thi công nên việc kiện các doanh nghiệp này ra tòa rất khó khăn", ông Lành nói.

Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuần túy hoặc xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai nợ BHXH rất ít và hầu như đã thanh toán đầy đủ trong dịp cuối năm này.

Từ đầu năm tới nay, thành phố Hà Nội đã phải dùng nhiều biện pháp để đòi nợ BHXH từ các doanh nghiệp. Trong đó có biện pháp kiện các doanh nghiệp này ra tòa. Tuy nhiên, số tiền thu về cũng không đáng kể.

Phát biểu tại hội thảo về nợ BHXH diễn ra cuối tháng 9, bà Huỳnh Thị Mai Phương, Phó giám đốc BHXH thành phố Hà Nội cho hay, nợ BHXH trên địa bàn thành phố ngày càng tăng về cả số đơn vị, số lao động và số tiền. Nếu như năm 2010, số nợ BHXH là 555 tỉ đồng, chiếm 6% số phải thu thì đến năm 2012, số nợ này là 1.803 tỉ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2010, chiếm 11% số phải thu. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, số nợ BHXH trên địa bàn Hà Nội đã hơn 1.878 tỉ đồng.

Từ đầu năm 2010 đến hết tháng 9 năm nay, BHXH thành phố Hà Nội đã khởi kiện ra tòa án 152 đơn vị với tổng số tiền nợ tại thời điểm khởi kiện là hơn 187 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi tòa án tiến hành xét xử thì số tiền thu về cũng không nhiều, chỉ 43,176 tỉ đồng, đạt 23% số phải thu.

Tại buổi họp báo của BHXH Việt Nam diễn ra chiều ngày 24-12, ông Mai Đức Thắng, Phó trưởng ban thu của BHXH Việt Nam cho hay việc kiện các doanh nghiệp nợ BHXH còn gặp nhiều khó khăn do đây là loại án mới nên nhiều tòa án địa phương xử lý án chậm khiến cho việc thu hồi nợ còn thấp.

Hơn nữa, sau khi khởi kiện thành công, nhiều doanh nghiệp cũng không còn tiền để thực hiện quyết định của tòa án do làm ăn thua lỗ.

Tình trạng nợ BHXH đang có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, ngoài nguyên nhân do kinh tế khó khăn, theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó giám đốc BHXH Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng này là các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh nên kết quả thu được sau khi có biên bản kiểm tra chưa cao. Hơn nữa, việc chiếm dụng quỹ BHXH đơn giản hơn nhiều so với việc đi vay ngân hàng như không cần giấy tờ, không cần thế chấp...nên dù lãi suất ngân hàng đã giảm bằng với mức phạt chậm nộp BHXH nhưng tình trạng chậm nộp vẫn gia tăng.

Cuối tháng 8 vừa qua, Chính phủ đã ra Nghị định 95/2012/NĐ-CP, trong đó có quy định phạt theo tỷ lệ từ 18-20% tổng số tiền phải đóng BHXH nhưng mức phạt tối đa chỉ dừng lại ở con số 75 triệu đồng. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, đây là mức phạt không đủ sức răn đe.

Ông Nguyễn Tiến Tùng, Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho hay, bộ đang đề xuất ngoài việc tăng mức lãi chậm đóng BHXH lên 2 hoặc 3 lần mức lãi của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, trong dự thảo Luật BHXH cần có phương án đưa hành vi cố tình nợ BHXH của chủ doanh nghiệp là hành vi cấu thành tội phạm hình sự. Đây cũng là đề xuất mà phía BHXH Việt Nam đưa ra trong nhiều buổi họp về các biện pháp thu hồi nợ BHXH diễn ra gần đây.

Từ khoá: giám đốc kiện ra tòa bảo hiểm bão bảo hiểm xã hội doanh nghiệp bảo hiểm thất nghiệp doanh nghiệp sản xuất bhxh nguyễn tiến tùng khởi kiện việt nam lao động gia khó khăn

Còn trên 10 nghìn tỷ đồng nợ đọng BHXH, BHYT

(HNM) - Tổng số nợ BHXH, BHYT tính đến tháng 12-2013 là 10.659 tỷ đồng; việc thực hiện giá dịch vụ y tế mới đã được thực hiện tại các tỉnh, thành phố trong cả nước... Đây là những nội dung mà BHXH Việt Nam đưa ra trong buổi họp báo ngày 24-12.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

 

Hiện có trên 61 triệu người trong cả nước tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, với tổng số tiền thu là trên 141.353 tỷ đồng. Tuy nhiên, số doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN từ nhiều năm nay vẫn ở mức trên 10.659 tỷ đồng. Ngành BHXH cố gắng từ nay đến hết năm 2013 giảm số tiền nợ đọng xuống còn 9.100 tỷ đồng; đồng thời, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với các ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp để đóng BHXH cho NLĐ.

Trong buổi họp báo, BHXH Việt Nam cũng đưa ra kết quả triển khai thực hiện giá dịch vụ y tế mới. Cụ thể có 44/63 tỉnh đã thực hiện giá mới được trên 1 năm, 17 tỉnh bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2013, riêng Hà Nội thực hiện từ ngày 1-8-2013.

Theo đánh giá, hiện vẫn còn một số tỉnh có mức giá phê duyệt cao không đúng với cơ cấu chi phí và khả năng cung cấp dịch vụ y tế trên 90% như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cao Bằng, Đồng Tháp; xây dựng và phê duyệt giá dịch vụ y tế không có tên theo quy định; phê duyệt giá dịch vụ y tế trùng lặp. Ngoài ra, xuất hiện tình trạng một số dịch vụ chưa được thực hiện nhưng vẫn phê duyệt giá hoặc các dịch vụ đã thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh nhưng không đề nghị phê duyệt giá để thu tiền trọn gói của người bệnh...

Từ khoá: gia khám chữa bệnh bhxh dịch vụ

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Vị trí nào trên mũ bảo hiểm nguy hiểm nhất?

Phân tích theo thống kê của một trường đại học Y ở Đức cho kết quả khu vực cằm là chịu tác động chấn thương nhiều nhất lên đến 34,6%.

Thanh Thúy cưỡi xe máy kêu gọi đội mũ bảo hiểm

Đội mũ bảo hiểm là phương tiện hiệu quả nhất trong việc giảm số lượng người bị chấn thương hoặc tử vong khi người tham gia giao thông bằng xe máy. Đội mũ bảo hiểm làm giảm chấn thương vùng đầu lên đến 69 %.

mubaohiem-9213-1387768690.jpg

Lễ phát động và diễu hành kêu gọi đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Ảnh: Hoàng Anh.

Mũ bảo hiểm ước tính làm giảm khả năng tử vong trong một vụ tai nạn xe máy khoảng 37 %. Cục an toàn giao thông Mỹ (NHTSA) ước tính, mũ bảo hiểm đã cứu mạng sống của 1.544 người khi đi xe máy một mình trong năm 2010.

Chấn thương sọ não là nguyên nhân hàng đầu ở các vụ tai nạn xe máy. Ngay cả khi không gây tử vong, các chấn thương ở vùng đầu cũng gây tổn hại về sức khỏe, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, bạn bè. Trong thực tế, điều trị chấn thương sọ não với chi phí nhiều hơn 13 lần so với chấn thương thông thường.

phan-bo-chan-thuong-6523-1387768690.jpg

Phân bổ vùng chấn thương trên mũ bảo hiểm. Ảnh: CDC.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Diemar Otte, Khoa nghiên cứu tai nạn giao thộng thuộc Đại học Y Hannover (Đức) về chấn thương vùng đầu khi đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Các dữ liệu được thu thập trên tất cả các vụ va chạm và sự phân bổ tác động chấn thương lên mũ bảo hiểm cho thấy có 19,4 % chấn thương xảy ra ở phía bên phải khu vực cằm và 15,2 % ở phái bên trái khu vực cằm. Kết hợp hai con số này lại cho thấy khu vực cằm chịu tác động nhiều nhất 34,6 %.

Gia Minh

Từ khoá: tai nạn tham gia giao thông tai nạn giao thông bảo hiểm bão gia tử vong an toàn giao thông

Hiến máu tình nguyện23.12.2013

Ngày 22.12, Công ty điện lực Bình Định đã tổ chức hiến máu tình nguyện. 86 cán bộ, viên chức, công nhân lao động đã hiến được 76 đơn vị máu.

Dịp này, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam phối hợp với Trường cao đẳng Bình Định cũng tổ chức hiến máu tình nguyện tại TP.Quy Nhơn với hơn 400 người tham gia, kết quả thu được 359 đơn vị máu.

Trang Xuân Chi - Minh Ngiã

>> Hiến máu tình nguyện 12.12.13

>> Hiến máu tình nguyện 9.12.2013

Từ khoá: bảo hiểm nhân thọ prudential việt nam bảo hiểm nhân thọ prudential tình nguyện công ty bảo hiểm nhân thọ prudential công ty bảo hiểm công ty bảo hiểm nhân thọ