Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Thông cáo số 15 kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII

Ngày 8/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng điều khiển phiên họp.  

Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Đinh Văn Nhã phát biểu ý kiến thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN.

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Trương Thị Mai trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012.  

Sau đó, Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012.

Trong ngày làm việc, đã có 35 đại biểu Quốc hội của 33 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: 

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm y tế.

- Việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế  - Cơ chế tài chính để mở rộng diện thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.

- Phương thức chi trả và thanh toán, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế  - Công tác giám định bảo hiểm y tế - Việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế 

- Bảo hiểm y tế tự nguyện

- Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế 

- Việc quản lý, cấp, đổi thẻ bảo hiểm y tế 

- Tổ chức mạng lưới, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện 

- Đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và phân tuyến, chuyển tuyến khám, chữa bệnh 

- Cung ứng thuốc khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế 

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về bảo hiểm y tế 

- Khám , chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến 

- Chính sách đãi ngộ cho y, bác sĩ 

- Xã hội hóa trong lĩnh vực y tế

- Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội 

- Việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm y tế

- Việc thông qua Nghị quyết kết quả giám sát...  

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu kết thúc phiên họp.  

Thứ bảy, ngày 9/11, đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu tài liệu. Chủ nhật, ngày 10/11 Quốc hội nghỉ.  

Thứ hai, ngày 11/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, buổi sáng, thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và xem xét, quyết định về công tác nhân sự buổi chiều, thảo luận ở tổ về dự án Luật xây dựng (sửa đổi) và dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi).

TTXVN/Tin tức

Từ khoá: pháp luật văn bản quy phạm pháp luật công nghệ thông tin khám chữa bệnh chính sách bảo hiểm bảo hiểm bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm quỹ bảo hiểm chữa bệnh luật bảo hiểm bão quản lý bảo hiểm trang thiết bị chính sách

Bảo hiểm xe máy 20.000 đồng tràn ra Hà Nội

Không chỉ rộ lên tại TP.HCM, theo ghi nhận của phóng viên, vài ngày trở lại đây, dọc các con đường Hà Nội, bảo hiểm xe máy giá 20 nghìn đồng tiếp tục được bày bán tràn lan.

Mặc dù đã có công văn từ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải dừng ngay việc bán "phá giá" bảo hiểm xe máy nhưng tình trạng này vẫn tái diễn và ngày một lan rộng.

Bảo hiểm giá rẻ tràn ra phố

Tại Hà Nội, trên đoạn đường Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương vào cuối giờ chiều, xuất hiện hàng loạt những điểm bán bảo hiểm xe máy giá rẻ di động với giá 20.000 đồng.

Tương tự, trên đường Lê Đức Thọ, một đoạn ngắn gần sân vận động quốc gia Mỹ Đình (Từ Liêm, HN) có 5 - 6 biển rao bán bảo hiểm xe máy giá chỉ bằng 1/3 so với giá quy định. Nhiều điểm còn trưng bảng giảm 40-50%, mua 1 tặng 1.

Nổi bật nhất là biển quảng cáo giảm giá bảo hiểm tự nguyện cho người ngồi sau xe 20.000 đồng, thoáng nhìn qua người đi đường dễ bị nhầm tưởng là bảo hiểm  xe máy chỉ 20.000 đồng. 

 - 1

Điểm bán BHXM với giá 20.000 đồng trên đoạn đường Lê Văn Lương

Theo giải thích của một bạn nữ bán BHXM trên đường Lê Văn Lương: "Em treo bảng bán BHXM giá 20.000 đồng chỉ là chiêu để thu hút khách hàng. Giá đây là của bảo hiểm tự nguyện nhưng em vẫn bán các loại bảo hiểm khác với giá khuyến mại như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, xe mô tô với giá 35.000 đồng/năm, 60.000 đồng/2 năm."

Sau khi tìm hiểu tại các điểm bán hàng rong, chúng tôi mua BHXM tại 2 cửa hàng khác nhau, xem kỹ thấy đây cùng là bảo hiểm của một công ty nhưng hình thức lại khác nhau, màu dấu in cũng khác. Tuy nhiên, cả hai người bán hàng đều khẳng định là hàng công ty và không có chuyện giả.

 - 2

 - 3

 Hai tờ bảo hiểm cùng một công ty nhưng dấu in và hình thức lại khác nhau

Thực tế, bên trong giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy vẫn ghi giá 66.000 đồng/ năm, đúng  quy định của Bộ Tài chính. Như vậy, về quyền lợi của người tiêu dùng vẫn được đảm bảo do mức bảo hiểm vẫn được thực hiện đúng theo Thông tư 126/2008/TT-BTC và thông tư 151/2012/TT-BTC. Dù vậy, nhiều người vẫn nghi ngại về giá trị thật của chúng.

Tại sao lại phá giá bảo hiểm xe máy ?

Trước đó, tại các tỉnh khu vực phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... bảo hiểm giá rẻ được bày bán tràn lan khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về giá trị thật của loại bảo hiểm này. Tuy nhiên, không có cơ sở chứng minh tờ giấy BHXM giá rẻ kia là giả. Vậy tại sao lại có sự phá giá như thế?

 - 4

Bảng quảng cáo mức giá BHXM quá rẻ

Theo tìm hiểu phóng viên từ những người bán hàng, hầu hết những người bán bảo hiểm rong khắp các vỉa hè chỉ là người lao động, sinh viên làm việc thời vụ cho các công ty bảo hiểm và thu nhập hưởng hoa hồng 20% từ sản phẩm bán được, nếu có thêm là khoản phụ cấp nhỏ không đáng kể. Theo những người bán hàng, họ được các các công ty bảo hiểm cung cấp với giá khoảng 55.000 đồng/2 năm, chỉ bằng một nửa mức giá quy định của Bộ Tài chính.

Nếu bán với giá thấp, người bán sẽ không có lãi, vậy vì sao lại hạ giá bán?

Cách đây không lâu, đại diện Hiệp hội bảo hiểm đã từng trả lời rõ ràng cho báo giới: Trong mức 66.000 đồng theo quy định, các đại lý bảo hiểm sẽ được nhận 13.500 đồng tiền hoa hồng, chi phí lương của nhân viên cũng được hưởng thêm 15.000 đồng nữa. Đồng thời, nếu bán được nhiều sẽ được thưởng doanh số. Điều này khiến cho các chi nhánh gia tăng việc bán giá rẻ.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, Hiệp hội bảo hiểm đã gửi công văn lên Bộ Tài chính, đề nghị xử phạt, cách chức giám đốc chi nhánh, tạm dừng có thời hạn việc triển khai bảo hiểm xe cơ giới với các công ty bán bảo hiểm rong.

Ngoài ra, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải dừng ngay việc khuyến mãi trên. Việc triển khai kiểm tra các doanh nghiệp đã được ấn định từ ngày 10/04/2013, song việc bán bảo hiểm rong giá rẻ vẫn tiếp diễn ngày càng xôm tụ và lan rộng ra nhiều tỉnh thành.Chưa kể, trên các trang mạng, trang rao vặt đăng tải tràn ngập các lời mời chào mua bảo hiểm xe máy giá rẻ kèm theo nhiều ưu đãi khuyến mãi và giao hàng tận nơi. Thậm chí, thời hạn bảo hiểm khách yêu cầu ghi ngày nào thì người bán cũng chiều theo. Điều đó cho thấy, việc mua bảo hiểm xe máy hiện nay dễ hơn cả mua rau ngoài chợ và vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Từ khoá: chứng nhận bảo hiểm bảo hiểm xe cơ giới mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm quy định người bán bảo hiểm công ty thông tư 126/2008/tt-btc bộ tài chính bảo hiểm xe tài chính người tiêu dùng bảo hiểm tự nguyện bảo hiểm giá rẻ doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm xe máy công ty bảo hiểm giấy chứng nhận trách nhiệm dân sự doanh nghiệp đại lý bảo hiểm bão bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự gia bảo hiểm thời hạn bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc bán bảo hiểm mua bảo hiểm xe hiệp hội bảo hiểm người lao động

Vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao động

Vi phạm quyền lợi chính đáng của người lao độngNgười lao động đăng ký BHTN tại TPHCM.

Quy định "tháng liền kề" trong thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH:

Nhiều người lao động (NLĐ) đã bật khóc khi phản ánh với Báo Lao Động về việc họ bị mất việc, làm việc không công nhiều tháng liền, bị nợ lương, nhưng đến khi đi đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp (TCTN) lại bị từ chối.

Lý do mà cơ quan chức năng giải thích là NLĐ không đáp ứng được  quy định "tháng liền kề" đóng BHTN được quy định tại Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH (Thông tư 04) của Bộ LĐTBXH ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN.

Đã khổ lại còn bị thiệt

Anh Hoàng Tùng - CN ngành hàng hải làm việc tại TPHCM - phản ánh với Báo Lao Động, tháng 4.2013 anh và Cty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ nên Cty cũng đã ngừng đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN cho anh.

Vì đặc thù công việc ngành tàu biển nên tháng 7.2013 anh mới được vào bờ, lúc này, Cty mới ra quyết định chấm dứt HĐLĐ để anh Tùng đăng ký hưởng TCTN.

Tuy nhiên, sau khi làm thủ tục chuyển chế độ BHTN từ TPHCM ra Hải Phòng thì bị Trung tâm đăng ký thất nghiệp ở Hải Phòng từ chối, vì không thỏa mãn điều kiện "tháng liền kề" đóng BHTN.

Anh Tùng nói: "Tôi được cán bộ của trung tâm giải thích rằng, theo thông tư 04 có bổ sung thêm về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp quy định "Người đang đóng BHTN là người có tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN". Vợ ốm nặng nên tôi phải chuyển hẳn về quê, việc làm mới chưa có, trong khi tôi làm việc đã 7 năm, theo Luật BHXH thì tôi phải được hưởng 6 tháng TCTN".

Một cán bộ của Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM cũng cho biết, khi áp dụng Thông tư 04, trung tâm đã từ chối rất nhiều trường hợp NLĐ mất việc, tham gia BHXH, BHTN trên 12 tháng nhưng "tháng liền kề" trước đó không được đóng BHTN nên NLĐ không được nhận TCTN, đặc biệt các Cty nợ BHXH kéo dài, chủ bỏ trốn, DN phá sản, NLĐ đã bị nợ lương, mất việc lại không được nhận TCTN.

Chị Hoa - CN Cty K, huyện Hóc Môn - bức xúc: "Cuối tháng 8, thông tin ông chủ Hàn Quốc chính thức vắng mặt, bỏ mặc Cty với 180 CN và khoản nợ lương, BHXH, BHTN gần 1 tỉ đồng.

Làm ở Cty đã hơn 3 năm, giờ bị nợ gần 3 tháng lương, cứ nghĩ mình còn TCTN, nhưng đến khi hỏi ra mới biết là Cty đã không đóng BHXH, BHYT đã 3 tháng qua nên giờ CN cũng sẽ không được hưởng TCTN vì vướng phải quy định "tháng liền kề".

Doanh nghiệp sai, sao bắt người lao động chịu?

Tính đến 31.5, cả nước có tới 518 DN FDI "vắng chủ". Điều đáng nói, những DN đã "vắng chủ", giải thể, phá sản thì việc trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN là điều không thể tránh.

Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định "tháng liền kề" theo Thông tư 04 như vậy sẽ đẩy hàng trăm ngàn NLĐ vào cảnh khốn khó.

Một cán bộ làm việc tại Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM nhận xét: "Về lý thuyết, nếu NLĐ không đảm bảo được điều kiện "tháng liền kề" sẽ không được nhận TCTN nhưng tiền đó không bị mất đi, thời gian tham gia BHTN sẽ được cộng dồn vào công việc sau nếu họ tham gia BHTN.

Nhưng thực tế, một khi NLĐ bị mất việc, đi đăng ký BHTN để được nhận TCTN là họ đã thật sự cần số tiền đó để trang trải cuộc sống, đằng này mình lại không cho.

Nhiều trường hợp NLĐ vẫn bị trích lương đóng BHTN nhưng chủ DN lại chiếm dụng không đóng, đến khi chủ DN "bỏ trốn", DN ngừng sản xuất, CN mất việc đi đăng ký BHTN thì lại bị từ chối. Rõ ràng là lỗi của DN nhưng NLĐ phải gánh".

Trao đổi với PV, luật sư Hồ Nguyên Lễ - đoàn luật sư TPHCM - cho rằng, quy định "tháng liền kề" trong Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH "hạn chế" đối tượng hưởng BHTN theo như Nghị định số 127/2008 của Chính phủ và Điều 81 Luật BHXH quy định là những văn bản pháp lý cao hơn đang còn hiệu lực; là những hướng dẫn theo hướng "thắt cổ chai"; là vi phạm đến quyền lợi chính đáng của NLĐ bị thất nghiệp.

Căn cứ Điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật: "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn".

Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét quy định trên để áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ.

Từ khoá: người lao động gia quy định việc làm bhtn lao động tphcm bhxh văn bản quy phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp bão thông tư

Tiêm bổ sung vắc xin Quinvaxem cho trẻ

Ngày 7.11, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết đảm bảo đủ vắc xin Quinvaxem để tiêm cho trẻ. Loại vắc xin "5 trong 1" này phải được tiêm đủ 3 mũi để đảm bảo miễn dịch trước 5 bệnh nguy hiểm: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Đợt tiêm này các địa phương mới chỉ lên danh sách tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi  (vì vắc xin tiêm này được tiêm 3 mũi trong các tháng 2, 3 và 4 sau sinh). Trong khi đó, sau 5 tháng tạm dừng tiêm Quinvaxem,  nhiều trẻ đã hơn 12 tháng tuổi nhưng mới chỉ tiêm mũi 1 hoặc mũi 2. Bộ Y tế sẽ yêu cầu các địa phương thống kê danh sách và bố trí tiêm bổ sung để đảm bảo 100% trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Từ tháng 10 đến nay đã có 15 tỉnh, thành phố triển khai tiêm lại vắc xin Quinvaxem cho hơn 200.000 trẻ. Đến hết tháng 11, tất cả địa phương sẽ triển khai tiêm Quinvaxem cho trẻ em.

Nam Sơn

Từ khoá: bão

Bài 1: Giải pháp ban đầu

LTS: Đã qua ba tháng các bệnh viện công thuộc ngành y tế Hà Nội thực hiện áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh mới theo phê chuẩn của HĐND thành phố tại Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND, với mức áp dụng bằng 70-80% giá do Liên bộ Tài chính - Y tế xây dựng tại Thông tư liên tịch số 04. Dù vậy, việc áp dụng mức giá mới này có ảnh hưởng tới việc chăm sóc sức khỏe người bệnh nghèo? Quan trọng hơn là nguồn tăng thu này có giúp ngành y tế Hà Nội gỡ được "nút thắt" trong lộ trình nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh?

Bài 1: Giải pháp ban đầu

Từ ngày 1-8-2013, các cơ sở khám, chữa bệnh công lập thuộc TP Hà Nội, bao gồm các bệnh viện (BV) đa khoa, chuyên khoa (trừ BV Hòe Nhai, BV Tim Hà Nội), các trung tâm chuyên khoa, BV đa khoa tuyến huyện, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn đồng loạt áp dụng giá dịch vụ khám, chữa bệnh (DV KCB) mới theo Nghị quyết số 13 của HĐND TP. Đó là bước đi đầu tiên trong hành trình nâng cao chất lượng KCB tại Hà Nội.

 

Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ. Ảnh: Bá Hoạt
Khám và điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ. Ảnh: Bá Hoạt

Kỹ lưỡng khâu triển khai

Nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng mọi khâu khi tiến hành thực hiện chủ trương điều chỉnh giá DV KCB mới, Sở Y tế Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khoa học phát triển về cộng đồng tổ chức khảo sát ý kiến bệnh nhân và cộng đồng tại tất cả các BV về điều chỉnh giá DV KCB. Kết quả cho thấy, 80% số người được hỏi tỏ ý đồng thuận với chủ trương điều chỉnh giá DV KCB để cải thiện chất lượng KCB. Vì vậy, kế hoạch tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng KCB theo tinh thần Nghị quyết số 13 của HĐND TP ở các cơ sở y tế Hà Nội hiện nay chính là nâng cao chất lượng chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh. Yêu cầu cụ thể là hằng quý, các BV và đơn vị y tế tổ chức khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh, từ đó có kế hoạch cải thiện dịch vụ; đưa kết quả khảo sát sự hài lòng của người bệnh vào nội dung giao ban chuyên môn của các khoa, phòng và đơn vị điều trị. Bên cạnh đó, tiêu chí thực hiện tốt quy tắc ứng xử của nhân viên y tế được đưa vào xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ quản lý và bình bầu thi đua khen thưởng... Theo Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các BV là phải tổ chức thêm quầy đón tiếp, hướng dẫn bệnh nhân, tăng cường bác sĩ để mỗi bàn khám bệnh có thể đón tiếp khoảng 50 lượt người/ngày; các phòng khám bảo đảm bố trí đủ ghế ngồi, quạt mát, nước uống cho người bệnh.

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị sắp xếp lại quy trình khám bệnh, bảo đảm dây chuyền phòng khám một chiều, thuận tiện, liên hoàn với các bộ phận xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng. Rà soát lại toàn bộ khâu nhân sự, bố trí cán bộ có tinh thần, thái độ tốt vào vị trí tiếp đón người bệnh và bộ phận tư vấn, giải đáp thắc mắc của người dân liên quan đến dịch vụ y tế; niêm yết công khai bảng giá mới, số điện thoại đường dây nóng, các quy định về y đức, quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh... tại mỗi phòng khám. Kết quả giám sát thực tế của Ban Văn hóa xã hội, HĐND TP tại 10 BV và 4 đoàn kiểm tra của Sở Y tế tại hơn 20 cơ sở KCB trước và sau khi thực hiện Nghị quyết 13 cho thấy, chất lượng công tác KCB đã được nâng lên đáng kể, tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên y tế được cải thiện.

Điều chỉnh giá: Mới là giải pháp ban đầu

Giá DV KCB điều chỉnh lần này mới chỉ tính đúng, tính đủ một số yếu tố chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ và cũng mới chỉ bằng 70%-80% mức giá do Liên bộ Tài chính, Y tế xây dựng tại Thông tư liên tịch số 04. Ở lần điều chỉnh này, Hà Nội mới áp dụng điều chỉnh giá ở 819 DV KCB theo từng hạng BV, còn lại 1.365 dịch vụ, kỹ thuật khác không điều chỉnh giá. Cụ thể, giá khám lâm sàng chung, chuyên khoa tại BV hạng I là 17 nghìn đồng/lần, hạng II - 12 nghìn đồng/lần, hạng III - 9 nghìn đồng/lần. Đối với khung giá một ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu (chưa bao gồm chi phí sử dụng máy thở) tại BV hạng I là 113 nghìn đồng, hạng II - 75 nghìn đồng, hạng III - 52 nghìn đồng...

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Lưu Thị Liên cho biết, việc điều chỉnh giá DV KCB nằm trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân nên không ảnh hưởng quá lớn đến đời sống của người bệnh nghèo. Hiện nay, người nghèo và người cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT, người nghèo là chi phí 100%, người cận nghèo là 70%. Theo Luật BHYT, khi KCB, người nghèo sẽ được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí. Nếu có thẻ BHYT, những đối tượng khác cũng được quỹ BHYT chi trả 80-95%, người dân chỉ phải chi trả 5-20%. Theo cách điều chỉnh giá mới, chỉ người không có thẻ BHYT là chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Hà Nội đã thực hiện việc điều chỉnh giá DV KCB theo đúng lộ trình, mức điều chỉnh ít ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân nên nhận được sự đồng tình của dư luận. Yêu cầu đặt ra sau điều chỉnh giá DV KCB đối với ngành y tế Hà Nội là đưa chất lượng KCB tăng lên tương xứng. "Không phải đợi đến khi thực hiện điều chỉnh giá các DV KCB thì ngành y tế Hà Nội mới tiến hành đổi mới, áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, mà công việc này đã được tiến hành thường xuyên trong những năm gần đây" - ông Nguyễn Khắc Hiền khẳng định. Tuy nhiên, việc đầu tư hàng chục tỷ đồng cho hệ thống phát số tự động tại 20 cơ sở KCB nhằm giảm ùn tắc, rút ngắn thời gian xếp hàng của người bệnh cũng phải đến năm 2012 vừa qua, ngành mới có điều kiện thực hiện. Rồi việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, như đưa vào áp dụng phần mềm quản lý nội bộ, phần mềm kê đơn thuốc... không phải BV nào cũng đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện. Hay như mục tiêu giảm tải đối với một số BV đang phải đón tiếp từ 1.000 đến 1.500 người bệnh đến khám trong ngày cũng rất khó thực hiện, vì việc mở rộng BV nằm ngoài sự điều chỉnh của ngành. Giải pháp tạm thời mà các BV trên địa bàn Hà Nội đang áp dụng là tăng bàn khám, tăng các điểm hướng dẫn, thực hiện DV KCB...

 

*Bà Đào Thị Kim Huyền, Trưởng phòng Tài vụ, BV Đa khoa Đan Phượng: BV Đa khoa Đan Phượng là bệnh viện hạng II. Sau khi Hà Nội điều chỉnh giá DV KCB, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác KCB tại BV được tăng cường rõ rệt. Cụ thể, tại khu vực phòng khám và một số khoa điều trị, BV đã thay mới toàn bộ ghế ngồi phục vụ bệnh nhân, bố trí thêm bàn thanh toán viện phí, bàn tiếp đón bệnh nhân, giường bệnh, tủ thuốc, bổ sung thêm quạt điện, đèn chiếu sáng... Ngoài ra, tại khu vực phòng khám, BV bố trí 2 nhân viên trực hướng dẫn bệnh nhân khi đến khám bệnh. Việc điều chỉnh giá lần này đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng KCB tại BV.

*Ông Hoàng Trần Lương, Phó Giám đốc BV Đa khoa huyện Quốc Oai: Chúng tôi còn lúng túng vì một số DV KCB chưa có bảng giá, như: thủ thuật đặt sonde dạ dày, đẻ chỉ huy, đẻ khó băng huyết, tán sỏi niệu quản bằng tia laze và xét nghiệm máu đông... Chưa kể, có những danh mục kỹ thuật có hai mức giá khác nhau, như cùng là phẫu thuật thoát vị bẹn, ở phụ lục 6 có giá 700.000 đồng nhưng ở phụ lục 4 lại là 1.031.000 đồng... Ngoài ra, chúng tôi không thấy quy định về mức giá KCB ngoài giờ hành chính... Đề nghị Sở Y tế hướng dẫn cụ thể về những vướng mắc nêu trên để việc áp giá KCB được thực hiện thống nhất, tránh gây hiểu nhầm.

*Chị Nguyễn Thị Thùy, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn: Đầu tháng 10-2013, tôi khám ở BV Phụ sản Hà Nội. Bác sĩ chỉ định mổ, nhưng nếu mổ theo chế độ BHYT thì... về nhà đợi vì lịch mổ đã kín. Rồi bác sĩ "mở hướng", nếu mổ theo hình thức dịch vụ thì ngay hôm sau có thể thực hiện được. Nhà ở xa, lại bận việc nên tôi đành chấp nhận mổ dịch vụ... Tôi rất băn khoăn, không biết vì sao bệnh nhân BHYT phải chịu cảnh "lép vế"? Nếu không có quy định cụ thể, thiếu công khai, minh bạch thì người KCB bằng thẻ BHYT khó được bảo đảm quyền lợi.

Ban Bạn đọcthực hiện

Từ khoá: chuyên môn bão quy định giám đốc chữa bệnh khám bệnh bộ tài chính kết quả công nghệ thông tin bệnh viện nâng cao chất lượng bệnh nhân người bệnh chi phí khám chữa bệnh người nghèo chi phí trực tiếp gia giải pháp ngành y người dân trang thiết bị chất lượng chăm sóc sức khoẻ dịch vụ nhân viên tinh thần

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Bảo hiểm hưu trí: Tích lũy hôm nay, an nhàn mai sau

(DĐDN) -  Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 115/BTC ngày 20/8/2013 hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện, có hiệu lực thi hành từ 15/10/2013. Theo đó, tất cả công dân có thể tham gia sản phẩm "Hưu trí tự nguyện" ngoài BHXH bắt buộc tại các Cty, xí nghiệp, công sở.

Chỉ còn lại ta với tuổi già...

Tôi còn nhớ trong một lần "Trà dư tửu hậu", chúng tôi mấy đứa bạn "sồn sồn" ngồi với nhau thở dài, than ngắn. Mới đó đã bước vào tuổi 50, còn năm năm nữa nghỉ hưu chắc là buồn lắm. Một người bạn xen vào: "Buồn chẳng nói làm gì, tui đi làm được đồng nào xào đồng nấy, BHXH không có, quãng đời còn lại không biết lấy tiền đâu ra mà xài đây...". Cũng là câu chuyện tuổi già, mẹ tôi một thời son trẻ bôn ba tiền bạc không thiếu, nhưng tiền không nằm yên một chỗ. Khi con cái cần việc, mẹ không tiếc, đến khi nhìn lại số tiền dành dụm cho tuổi già cũng đã cạn. Bảy anh em chúng tôi đến tháng gửi tiền cho mẹ tiêu, nhưng bà vẫn rầu rĩ khi nhìn ba tôi mỗi tháng có được 5 triệu tiền hưu. Bà nói thế mà hay, ít nhất ba tôi cũng có tiền cơm, không phải phụ thuộc vào con cái... Những câu chuyện đại loại như thế không hiếm ở quanh ta. Thời buổi kinh tế thị trường, người lao động mải lo cơm gạo áo tiền nên họ cũng ít để ý đến việc đóng BHXH, chưa kể nhân sự tại các công ty bây giờ hay "nhảy cóc", hôm công ty này vài năm, mai  công ty kia vài tháng, nên việc đóng BHXH cũng bị xao lãng. Hoặc khi người lao động ở tuổi 40, công ty không đóng BHXH nữa (nếu nhân sự mới vào làm việc) mà trả luôn tiền BHXH vào lương tháng. Mặt khác, BHXH vẫn có những hạn chế nhất định như thời gian đóng BHXH của nam phải là 30 năm, nữ 25 năm; khi về hưu chỉ được hưởng theo chế độ 70% lương cơ bản, nếu về sớm 01 năm bị trừ 2%...

Theo thống kê, tuổi thọ bình quân ở VN là nữ 73 tuổi, nam 70 tuổi. Vậy 15 năm cuộc đời còn lại sẽ như thế nào với tuổi già sức yếu nếu chúng ta không có những khoản thu nhập nhất định hàng tháng để chi tiêu cho bản thân, chưa nói đến công này, việc nọ... Con cháu dù có hiếu thảo đến đâu, nhưng lúc nào cũng phải dựa dẫm vào túi tiền con cháu âu cũng chỉ là bất đắc dĩ. Vì thế,người duy nhất có thể chăm sóc bản thân mình sau này không ai khác là chính mình. Khi còn tuổi lao động, có lẽ điều cần làm là hãy cố gắng tích lũy một ít cho mai sau, khi đã chu toàn nghĩa vụ với con cái - chỉ còn lại ta với tuổi già...  

Gắn bó dài lâu

Thấu hiểu tâm tư nguyện vọng này, Cty BHNT Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life VN) đã được Bộ Tài chính cho phép giới thiệu dòng sản phẩm mới "Hưu trí tự nguyện" dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (DN)với những quyền lợi ưu việtcho người lao động VN kể từ ngày 15/10/2013 khi Thông tư về bảo hiểm Hưu trí tự nguyện bắt đầu có hiệu lực. Để mang lại sự thuận tiện cho người lao động, Dai-ichi Life VN đã thiết kế 02 dòng sản phẩm chính: "An Nhàn Hưu Trí" cho khách hàng là cá nhân và "Hưng Nghiệp Hưu Trí" cho khách hàng là DN. Đặc tính nổi trội của sản phẩm là không bắt buộc đóng một mức phí cố định theo định kỳ, mà tùy vào tình hình tài chính của mình, khách hàng có thể linh hoạt đóng phí vào bất kỳ thời điểm nào (miễn là không thấp hơn mức phí bảo hiểm tối thiểu theo quy định). Nếu trong lúc nào đó, do tình hình kinh tế khó khăn khiến khách hàng không đủ tiền đóng vào, thì hợp đồng vẫn tiếp tục duy trì hiệu lực một khi trong tài khoản vẫn còn tiền. Một điểm nhấn vô cùng hấp dẫn là khi tham gia sản phẩm bảo hiểm hưu trí, người lao động sẽ được hưởng Chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân của nhà nước với mức khấu trừ tối đa 12 triệu đồng/ năm ra khỏi thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Chủ sử dụng lao động khi mua sản phẩm này cho người lao động cũng sẽ được tính vào chi phí hợp lệ khi xác định thuế thu nhập DN.

Ông Takashi Fujii - Chủ tịch kiêm TGĐ Dai-ichi Life VN là khách hàng đầu tiên tham gia sản phẩm "An nhàn hưu trí". Ông chia sẻ: "Một xã hội vững mạnh, phát triển phải dựa trên nền tảng bảo hiểm và chính sách an sinh xã hội cho toàn dân. VN đang ở thời điểm dân số vàng với hơn 50 triệu người ở độ tuổi lao động và mức thu nhập ngày càng nâng cao. Trong 20 năm nữa, dự kiến dân số VN sẽ già đi rất nhanh. Tôi tin rằng phát triển sản phẩm bảo hiểm hưu trí vào thời điểm này chính là một hướng đi đúng đắn nhằm tạo cơ hội cho người dân tham gia để có thêm nguồn thu nhập ổn định trong tương lai khi đến tuổi về hưu".  

Tại hội thảo "Giải pháp nâng cao phúc lợi nhân viên" do Dai-ichi Life VN phối hợp với Cty Ernst & Young và Cty Talentnet vừa tổ chức tại TP.HCM, ông Phùng Đắc Lộc - Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm VN đã cho biết, theo tính toán, khoảng đến năm 2035 Quỹ BHXH sẽ có nguy cơ bị vỡ, nếu không có sự tham gia của các đơn vị bảo hiểm. Tuy nhiên, các đơn vị bảo hiểm muốn triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện như vốn chủ sở hữu không thấp hơn 1.000 tỷ đồng; biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng VN; thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định; hệ thống công nghệ thông tin theo dõi và quản lý chi tiết từng giao dịch của tài khoản bảo hiểm hưu trí,... Đồng thời, đơn vị có thể chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định. Dai-Ichi Life VN  là Cty BHNT đầu tiên trong số ít các Cty BHNT trên thị trường đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của Bộ Tài chính về nguồn tài chính, hệ thống quản lý và nguồn nhân lực để giới thiệu mô hình bảo hiểm hưu trí mới này đến người dân VN.

 Phương Nhi

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: sản phẩm bảo hiểm phùng đắc lộc hiệp hội bảo hiểm gia sản phẩm sản phẩm mới tổng thư ký bhxh dai-ichi bão bảo hiểm lao động người lao động tự nguyện khả năng thanh toán mô hình bảo hiểm công ty khách hàng vi bảo hiểm mức phí bảo hiểm mức thu nhập kinh tế thị trường dai-ichi life bhnt phí bảo hiểm cá nhân bảo hiểm hưu trí công nghệ thông tin bộ tài chính tài chính

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Giải pháp giữ nhân tài

(DĐDN) - Tại Việt Nam, thị trường lao động đang chuyển tiếp sang giai đoạn chú trọng hiệu quả làm việc. Nền tảng quan trọng để nâng cao hiệu quả làm việc là chiến lược phát triển và gìn giữ nhân tài.

Do vậy, các giải pháp phúc lợi nhân viên đang nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp và là chủ đề thu hút sự quan tâm hàng đầu của các Tổng Giám đốc và Giám đốc Nhân sự. 

Theo đại diện Công ty Generali Việt Nam, các giám đốc điều hành (CEO) ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đang đặc biệt quan tâm đến chính sách thu hút nhân tài. Theo đó, 53 % các CEO nhận thấy việc thiếu các kỹ năng cần thiết là một thách thức lớn, trong khi chỉ có 33% các CEO "tự tin" là có thể tiếp cận các nhân tài mà họ cần trong 3 năm tới. Generali cũng lưu ý là cứ khoảng 78% các CEO có dự định thay đổi chiến lược quản lý nhân tài, trong khi đó có tới 30% cho rằng họ đã phải hủy hoặc trì hoãn các sáng kiến chiến lược do thiếu nhân tài phù hợp.

Là đơn vị cung cấp bảo hiểm phúc lợi nhân viên hàng đầu tại thị trường Việt Nam, Generali Việt Nam luôn quan tâm hỗ trợ các hoạt động nâng cao chất lượng chuyên môn cho các chuyên gia, cán bộ làm công tác nhân sự. Khi đề cập đến phúc lợi nhân viên thì không thể không nói đến bảo hiểm phúc lợi nhân viên - một công cụ hiệu quả trong chính sách đãi ngộ của một công ty bởi vì bảo hiểm phúc lợi nhân viên kết hợp lợi ích của việc tối ưu hóa chi phí và quản lý rủi ro xảy đến cho đội ngũ nhân viên. Thực tế cho thấy, ngoài mức lương cơ bản, mối quan tâm hàng đầu của người lao động là bảo vệ an toàn tài chính cho bản thân và người thân của họ. Do vậy, một chiến lược nhân sự sử dụng tốt nhất các giải pháp phúc lợi nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc thu hút, phát triển và gìn giữ đội ngũ nhân viên chất lượng cao.

Theo đại diện của Generali Việt Nam, Công ty đã nghiên cứu và cung cấp cho các công ty đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu các gói phúc lợi tăng thêm thông qua các sản phẩm bảo hiểm của mình. Thực tế, loại hình bảo hiểm phúc lợi nhân viên đã được áp dụng thành công tại châu Âu và các nước có nền kinh tế phát triển từ lâu, nhưng vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Đến nay, mặc dù chưa có thống kê về số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam thường xuyên mua bảo hiểm phúc lợi cho nhân viên, nhưng thị trường này đang có những chuyển động tích cực. Được Bộ Tài chính cấp phép cung cấp bảo hiểm phúc lợi cho nhân viên và người thân trong gia đình từ tháng 10/2011, Generali Việt Nam đang cung cấp các Chương trình Bảo hiểm nhóm dành cho doanh nghiệp - một nhóm các sản phẩm cung cấp các quyền lợi dành riêng cho người lao động của các doanh nghiệp và người phụ thuộc dưới hình thức doanh nghiệp tài trợ toàn phần hoặc một phần phí bảo hiểm bao gồm Bảo hiểm nhân thọ tử kỳ nhóm "Bảo nhân Hưng nghiệp" và các bảo hiểm bổ trợ nhóm Bảo hiểm tử vong và thương tật do tai nạn, Bảo hiểm sức khỏe, Bảo hiểm hỗ trợ viện phí và Bảo hiểm hỗ trợ thu nhập. Đến nay, Generali Việt Nam đã được các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước tin tưởng, giao phó trách nhiệm bảo hiểm cho hơn 16.500 người lao động và người thân của họ.

Hải Hà

facebooktwittergoogleChia sẻ tin lên LinkHay.com

Từ khoá: an toàn tài chính bảo hiểm nhân thọ quan tâm nhân viên chiến lược bảo hiểm nhóm vi bảo hiểm gia chất lượng cao thị trường bão generali mua bảo hiểm generali việt nam bảo hiểm nâng cao chất lượng trách nhiệm bảo hiểm việt nam thị trường việt nam công ty người lao động chương trình bảo hiểm phát triển doanh nghiệp sản phẩm bảo hiểm bộ tài chính phí bảo hiểm cung cấp cung cấp bảo hiểm

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện đã lộ diện

(ĐTCK) Sau một thời gian khá dài từ khi ý tưởng được thai nghén đến khi khung pháp lý được hoàn chỉnh, sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện cũng kịp "chào đời" trong năm 2013.

    Ngay sau khi được chính thức cấp phép, Dai-ichi Life Việt Nam, công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được phê duyệt sản phẩm đã có những động thái thăm dò thị trường và khách hàng bằng việc tổ chức một hội thảo tại TP. HCM cho giám đốc tài chính và nhân sự của các doanh nghiệp để cập nhật thông tin về chế độ an sinh xã hội và loại hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện của Việt Nam vừa được triển khai theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

    Hội thảo được coi là khá thành công khi đại diện hầu hết doanh nghiệp được mời đến tham dự ở lại đến giây phút cuối cùng và đặt nhiều câu hỏi về sản phẩm.

    Tất nhiên, việc các doanh nghiệp quan tâm đến sản phẩm không đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia sản phẩm này, nhưng dù sao không khí sôi nổi đến phút cuối của một hội thảo giới thiệu sản phẩm bảo hiểm khá mới trên thị trường cũng là một tín hiệu vui với Dai-ichi nói riêng và với các doanh nghiệp triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện nói chung.

    Thông tin mới nhất từ Dai-ichi Life Việt Nam cho biết, Công ty đã nhận được khá nhiều phản hồi của các doanh nghiệp sau khi kết thúc hội thảo và những hợp đồng đầu tiên cho khách hàng doanh nghiệp đang được soạn thảo.

    Trong khi đó, đối với khách hàng cá nhân, công ty này cũng đã chốt được một số hợp đồng.

    Theo tìm hiểu của ĐTCK, nếu không có gì thay đổi thì trong tháng 11/2013, sẽ có ít nhất hai công ty bảo hiểm nhân thọ đưa sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện ra thị trường.

    Sau thời điểm này, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận thêm những sản phẩm tương tự từ các công ty bảo hiểm khác. Tuy nhiên, tiến độ ra mắt sản phẩm này có vẻ sẽ không cấp tập so với kỳ vọng ban đầu, các công ty bảo hiểm có vẻ như vẫn vừa thăm dò thị trường vừa tiếp tục chỉnh sửa sản phẩm. Thậm chí, có công ty bảo hiểm còn dự  định năm sau mới cho ra thị trường sản phẩm mới này.

    "Chiến lược của chúng tôi về sản phẩm hưu trí tự nguyện là tập trung cho năm sau, vì năm nay sẽ ưu tiên cho sản phẩm giáo dục sắp được ra mắt", đại diện một công ty bảo hiểm nhân thọ lớn chia sẻ với ĐTCK. Vị đại diện này cũng cho biết, Công ty vẫn đang cẩn trọng nghiên cứu thị trường về nhu cầu, khả năng tài chính cũng như phân tích các đặc tính sản phẩm dự tính đưa ra thị trường.

    Bảo hiểm hưu trí tự nguyện có đối tượng khách hàng khá rộng, gồm cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, do vậy, đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ được giao triển khai sản phẩm này, ngoài vấn đề tập trung như thế nào để sản phẩm này không lấn át các sản phẩm khác (bảo hiểm liên kết chung)... thì việc đào tạo, quản lý đội ngũ đại lý bán sản phẩm này và dịch vụ làm sao để cạnh tranh với các công ty khác cũng cần được nghiên cứu kỹ.

    Thực tế, để nhận được cái "gật đầu" của Bộ Tài chính cho sản phẩm ra thị trường, các công ty bảo hiểm đều phải giải trình nhiều vấn đề rất cụ thể như: dự kiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sản phẩm bảo hiểm hưu trí trong vòng 5 năm tới, giải trình cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc triển khai sản phẩm, các phương án xử lý của doanh nghiệp bảo hiểm đối với quỹ hưu trí trong các trường hợp khách hàng yêu cầu trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm, khách yêu cầu chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí....

    Vì là sản phẩm mới và khá phức tạp nên không chỉ doanh nghiệp mà các cơ quan chức năng cũng phải rất kỹ càng và chặt chẽ khi phê duyệt.

    Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, vì sản phẩm hướng nhiều đến yếu tố an sinh - xã hội nên nếu tính toán không chặt chẽ, các công ty bảo hiểm khó có khả năng có lãi.

    Chính vì vậy, để một sản phẩm được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng thành công ngay từ khi mới chào đời nhằm tạo tiền đề tốt cho kế hoạch "đường dài" sau này, các công ty bảo hiểm nhân thọ đều không quá vội vàng khi tung sản phẩm ra thị trường. 

Từ khoá: hội thảo sự kiện bảo hiểm loại hình bảo hiểm tài chính công ty bảo hiểm tự nguyện bảo hiểm thị trường bảo hiểm triển khai sản phẩm bảo hiểm sản phẩm mới khách hàng doanh nghiệp việt nam dai-ichi tiền bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ liên kết chung công ty doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm liên kết chung bảo hiểm hưu trí triển khai sản phẩm bảo hiểm bão bộ tài chính thị trường khả năng tài chính doanh nghiệp triển khai sản phẩm sản phẩm khách hàng trả tiền bảo hiểm công ty bảo hiểm nhân thọ khách hàng cá nhân

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Tư vấn nhận bảo hiểm cho lao động ngoài nước trở về

Bạn Lê Minh Hương (Thái Bình) hỏi: Em có người nhà đi lao động ở Hàn Quốc về. Xin hỏi thủ tục nhận bảo hiểm như thế nào?

Trả lời: Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS đăng ký nhận tiền như sau:

A. Kkiểm tra thông tin cá nhân

1. Người lao động chưa nhận các loại bảo hiểm nêu trên, kiểm tra thông tin theo danh sách đính kèm (Chi tiết tại http://ttldnnvietnam.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=559).

2. Những người lao động chưa nhận bảo hiểm nhưng không có tên trong danh sách trên, do thay đổi chỗ làm việc tại Hàn Quốc hoặc đổi  hộ chiếu nên không kết nối được với địa chỉ chính xác tại Việt Nam có thể kiểm tra thông tin của mình tại danh sách. (Chi tiết tại http://ttldnnvietnam.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=559).).

3 Sau khi kiểm tra tên theo danh sách, người lao động cần đối chiếu thêm thông tin về ngày sinh, số hộ chiếu để đảm bảo sự chính xác khi làm thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm.

B. Chuẩn bị thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm

I. Người lao động trực tiếp đăng ký nhận bảo hiểm, thủ tục gồm:

1. Đơn đăng ký nhận bảo hiểm (download mẫu đơn tại http://ttldnnvietnam.gov.vn )

2. Bản sao công chứng hộ chiếu phần có ảnh và phần đóng dấu xuất cảnh Hàn Quốc, nhập cảnh Việt Nam

3. Bản sao sổ tài khoản của người lao động (gồm tên ngân hàng, tên chi nhánh, số tài khoản, tên chủ tài khoản và mã SWIFT CODE) tại Việt Nam. Tài khoản này dùng để nhận tiền bảo hiểm từ Hàn Quốc chuyển về.

II. Người lao động uỷ quyền cho người khác nhận bảo hiểm, thủ tục gồm:

1. Đơn đăng ký nhận tiền bảo hiểm (download mẫu đơn tại http://ttldnnvietnam.gov.vn)

2. Bản sao công chứng hộ chiếu phần có ảnh và phần đóng dấu xuất cảnh Hàn Quốc, nhập cảnh Việt Nam

3. Bản sao sổ tài khoản của người được ủy quyền (gồm tên ngân hàng, tên chi nhánh, số tài khoản, tên chủ tài khoản và mã SWIFT CODE) tại Việt Nam.

Tài khoản này dùng để nhận tiền bảo hiểm từ Hàn Quốc chuyển về.

4. Giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (UBND xã/phường hoặc phòng công chứng).

5. Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền

III. Người lao động đã bị chết, thân nhân nhận thay, thủ tục gồm:

1. Đơn đăng ký nhận tiền bảo hiểm (download mẫu đơn tại http://ttldnnvietnam.gov.vn)

2. Bản sao sổ tài khoản của thân nhân người lao động đứng ra nhận tiền bảo hiểm (gồm tên ngân hàng, tên chi nhánh, số tài khoản, tên chủ tài khoản và mã SWIFT CODE) tại Việt Nam. Tài khoản này dùng để nhận tiền bảo hiểm từ Hàn Quốc chuyển về.

3. Giấy chứng tử (do bệnh viện cấp hoặc do Ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú của người lao động bị chết cấp). Nếu người lao động bị chết tại Hàn Quốc thì có giấy xác nhận tử vong (do cảnh sát hoặc bệnh viện Hàn Quốc cấp).

4. Giấy xác nhận của UBND xã/phường về quan hệ thân nhân với người lao động đã bị chết và nhận bảo hiểm cho người lao động đã chết.

5. Bản sao công chứng Giấy chứng minh nhân dân của thân nhân người lao động nhận bảo hiểm.

6. Bản sao công chứng hộ chiếu của người lao động phần có ảnh và phần đóng dấu xuất  cảnh Việt Nam, nhập cảnh Hàn Quốc (khi người lao động nhập cảnh Hàn Quốc làm việc).

Lưu ý: Người nhận thay trong trường hợp này là 1 trong những người sau: bố mẹ đẻ, vợ, con hoặc anh chị em ruột.

C. Nơi nhận hồ sơ

1. Trung tâm EPS Việt Nam - Tầng 13, tòa nhà Charmvit. Số 117, đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04 3773 7273; Fax: 04 3773 7275

2. Khi cần các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ, người lao động có thể liên hệ với Trung tâm EPS Việt Nam, điện thoại: 04.37737273 hoặc Phòng Hỗ trợ việc làm thuộc Trung tâm Lao động ngoài nước, điện thoại: 04.37346092.

Từ khoá: người lao động lao động bảo hiểm tiền bảo hiểm ngân hàng bão kiểm tra thủ tục thông tin việt nam hàn quốc

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

ĐBSCL: Kỳ vọng phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp

SGTT.VN - Ngày 1.11, tại hội nghị "Phát triển kênh phân phối kết hợp Ngân hàng - bảo hiểm khu vực ĐBSCL" (TP Cần Thơ), ông Nguyễn Văn Minh, Tổng giám đốc công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông Nghiệp ( Agriculture Bank Insurance Joint-Stock Corporation - ABIC) cho biết, 9 tháng đầu năm 2013, ABIC nhận khoảng 200 triệu đồng phí tái bảo hiểm nông nghiệp từ hai công ty bảo hiểm Bảo Việt và Bảo Minh nhưng số tiền bồi thường ghi nợ từ 2 công ty đã hơn 5 tỉ đồng.

Loại hình bảo hiểm bảo an tín dụng được xem là sản phẩm mũi nhọn của ABIC (chiếm 70-90% doanh thu của các chi nhánh), riêng loại hình bảo hiểm nông nghiệp chỉ có hình thức nhận tái bảo hiểm nông nghiệp từ công ty chứ chưa thể triển khai trực tiếp với nông dân.

Giải thích về nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp khó triển khai tại ĐBSCL, ông Mai Anh Tuấn, quyền giám đốc ABIC chi nhánh Cần Thơ nói: Nông sản là mặt hàng bảo hiểm tiềm ẩn nhiều rủi ro do khó xác định, kiểm soát tính khách quan của các nguyên nhân gây mất mùa, chất lượng không như mong đợi.Trong thời gian tới, chúng tôi nghiên cứu các dạng bảo hiểm nông nghiệp theo từng loại cây trồng khác nhau để thí điểm ở một số địa phương. Việc triển khải cần có lộ trình và cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các cấp ngành có liên quan."

Ông Dương Quốc Xuân, phó Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ nói rằng khi các mặt hàng nông sản (lúa gạo, trái cây, thủy sản) vốn là thế mạnh của vùng đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như thị trường, ông hết sức kỳ vọng nhiều công ty bảo hiểm , thực sự quan tâm loại hình bảo hiểm nông nghiệp.

Từ khoá: công ty loại hình bảo hiểm hãng bảo hiểm bão bảo hiểm nông nghiệp công ty bảo hiểm bảo việt tổng giám đốc công ty bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp abic số tiền bồi thường nông nghiệp công ty bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp tái bảo hiểm bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp tiền bồi thường bảo hiểm bảo việt kênh phân phối bảo hiểm nhận tái bảo hiểm