Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Thí điểm Bảo hiểm lương hưu cao từ 1/2014: Chỉ còn Việt Nam chưa triển khai

Bộ LĐTB&XH cho rằng, đây là bước đệm cải cách hệ thống bảo hiểm hưu trí cơ bản, tránh hiện tượng "cào bằng" trong chi trả bảo hiểm hưu trí hiện nay.

Từ 1.1.2014 chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung (HTBS) sẽ được tiến hành thí điểm. Bộ Lao động thương binh & Xã hội cho rằng, đây là bước đệm cải cách hệ thống bảo hiểm hưu trí cơ bản, tránh hiện tượng "cào bằng" trong chi trả bảo hiểm hưu trí hiện nay.

Khẳng định được ông Phạm Trường Giang - Phó Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đưa ra khi trao đổi với PV Infonet bên lề hội thảo lấy ý kiến đóng góp đề án chính sách thí điểm bảo hiểm HTBS mới đây.

Ông Giang cho biết, theo đề án chính sách BHHTBS mang tính chất tự nguyện, mục tiêu là bổ sung cho hưu trí cơ bản (HTCB) mang tính chất bắt buộc. Các khoản đóng góp của người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN) sẽ hình thành quỹ hưu trí bổ sung và quỹ này được các tổ chức có chức năng quản lý giám sát.

Tài sản HTBS của người lao động thuộc sở hữu của người lao động và được quản lý trên tài khoản cá nhân bằng hệ thống công nghệ thông tin và tách biệt tới từng người lao động. 

Ông Phạm Trường Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động thương binh & xã hội)

Thưa ông, vì sao Bộ lại cho rằng hiện tại là "thời điểm vàng" để triển khai chính sách bảo hiểm HTBS?

Thời điểm triển khai quỹ theo kinh nghiệm quốc tế xuất phát từ thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Hiện ở nước ta, số người đang ở độ tuổi lao động đang chiếm 56-60% tổng cơ cấu lao động. Cơ cấu dân số vàng kéo dài đến khoảng 2025. Về khía cạnh kinh tế, ở hầu hết các nước, thời kỳ dân số vàng là thời kỳ NLĐ tạo ra nhiều của cải cho xã hội và có điều kiện để tích lũy nhất. Thái Lan đã triển khai chính sách bảo hiểm HTBS từ năm 1987, thời điểm đó ngưỡng thu nhập bình quân của người dân chỉ 1.000 USD/năm. Ở nước ta, thu nhập bình quân đã đạt đến 1.200 USD/người/năm và còn tiếp tục mức gia tăng.

Ở một khía cạnh khác, nhận thức của xã hội với bảo hiểm HTBS nói riêng và hệ thống hưu trí nói chung đã thay đổi rất nhiều. Đa số họ cho đây là chính sách rất tốt vì nó vừa tạo ra tích lũy xã hội, vừa giúp họ có thu nhập sau khi nghỉ hưu. Chúng tôi mong muốn bảo hiểm HTBS ra đời sẽ là tiền đề, bước đệm để cải cách hệ thống hưu trí trong thời gian tới, để trong tương lai hình hành hệ thống hưu trí đa tầng.

Tỷ lệ đóng góp của DN và NLĐ cụ thể là bao nhiêu để đảm bảo được quyền lợi tối đa khi tham gia chính sách bảo hiểm HTBS, thưa ông?

Trong đề án chúng tôi thiết kế tổng mức đóng góp của NLĐ tối đa là 22% tiền lương. Nhưng đề án cũng quy định phần thực đóng góp của NLĐ tối đa không quá 50% tổng mức đóng góp, mức đóng góp cũng được khống chế tối đa là 5,06 triệu đồng/người/tháng và tối thiểu là 250.000 đông/người/tháng. Phần còn lại do phía DN đóng góp để đảm bảo tính công bằng.

Nếu NLĐ rủi ro, bị chết, tai nạn thì toàn bộ đóng góp của NLĐ trở thành tài sản mang tính thừa kế. Còn nếu NLĐ đang đóng góp chuyển sang DN khác không tham gia thì hiện ban soạn thảo đang nghiên cứu phần đóng góp cho phù hợp, có thể mức hưởng sẽ là hưởng 1 lần và khoản này sẽ phải chịu thuế.

Các khoản đóng của DN hay NLĐ đều được khấu trừ tính thuế TNDN và TNCN để đảm bảo tính án sinh xã hội.

Nhưng khoảng thời gian dự thảo đề án đưa ra, NLĐ chỉ được hưởng BHHTBS 15 năm sau khi về hưu (khoảng 180 tháng) có quá ngắn và thiệt thòi cho NLĐ thưa ông?

Tôi cho rằng khoảng thời gian 15 năm sau khi về hưu là hợp lý, bởi con số này chúng tôi tính toán dựa trên kỳ vọng sống của người Việt Nam theo số liệu tổng điều tra dân số. Số tiền trong quỹ là cố định, nếu chia cho quãng thời gian tiền lĩnh hàng tháng của NLĐ sẽ ít đi, và ngược lại.

Như ông phân tích thì "cái được" của DN và NLĐ là khá rõ khi tham gia đóng quỹ BHHTBS, song trong lúc khó khăn, các khoản đóng quỹ bảo hiểm của DN tương đối cao, nay phát sinh thêm khoản đóng góp cho quỹ này có phải là gánh nặng đối với DN?

Nếu là quỹ bắt buộc thì mới là gánh nặng cho DN, còn quỹ này được hình thành trên tinh thần tự nguyện của DN và NLĐ. Như tôi đã đề cập ở trên Quỹ BHHTBS là công cụ để DN thu hút tài năng. Quỹ HTCB mới là quỹ bắt buộc dành cho tất cả mọi người, cào bằng mọi đối tượng; còn HTBS dành cho NLĐ nào muốn có đồng lương hưu cao hơn sau khi nghỉ hưu, trên tinh thần tự nguyện nên chắc chắn nhóm đối tượng sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn BHHTCB.

Hệ thống hưu trí cơ bản hiện nay mới đảm bảo mức sống tối thiểu vì lương hưu rất thấp và áp lực tăng lương rất lớn. Bảo hiểm HTBS ra đời sẽ là tầng thứ 2 bổ sung cho thu nhập từ hưu trí cơ bản.

Ở Thái lan, Pháp, Mỹ, hưu trí cơ bản chỉ chiếm tỷ lệ từ 40-50% cơ cấu lương hưu. Còn phần lớn lương hưu cao từ bảo hiểm HTBS. Quyền lợi thứ hai là NLĐ được hưởng chính là sự yên tâm gắn bó với DN hơn khi họ biết chắc được tương lai của mình được đảm bảo khi hết tuổi lao động. Đây là cơ hội tốt để đảm bảo nâng cao năng suất lao động của cá nhân, của DN và của toàn xã hội.

Trong tất cả các nước APEC, chỉ còn duy nhất Việt Nam chưa triển khai bảo hiểm HTBS. Các nước trong khu vực đều đã triển khai.

Đến thời điểm này, Bộ lường trước được những khó khăn gì khi triển khai đề án này?

Điểm khó khăn nhất chính là sự hiểu biết của cả NLĐ, DN, và đối tác xã hội khác cũng như người dân. Chính sách bảo hiểm HTBS ở các nước khác không có gì mới lạ. Thái Lan đã triển khai từ 1987, Pháp đã triển khai từ 1970... người dân đã quá quen thuộc. Còn ở nước ta chính sách bảo hiểm HTBS còn rất mới.

Bên cạnh đó, hiện các DN nước ta đang triển khai hàng loạt sản phẩm liên quan đến hưu trí nên rất dễ gây nhầm lẫn cho NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong xã hội. Chúng ta cần phân biệt rất rõ sản phẩm hưu trí mang tính chất lợi nhuận, thương mại do các DN bảo hiểm nhân thọ cung cấp cho NLĐ với chính sách bảo hiểm HTBS mang hoàn toàn tính chất an sinh, xã hội có sự tham gia của ba bên là nhà nước, NLĐ và NSDLĐ.

Hiện chúng tôi cũng đã nhận được đề nghị tham gia từ phía hơn 20 DN, bao gồm cả tập đoàn Nhà nước, tập đoàn đa quốc gia và thậm  chí nhiều DN tư nhân làm ăn tốt cũng có nhu cầu tham gia chính sách bảo hiểm HTBS để coi đây là công cụ giúp gắn bó NLĐ với DN.

Từ khoá: quỹ bảo hiểm lao động người lao động đóng góp cải cách bảo hiểm xã hội bảo hiểm hưu trí người sử dụng lao động khó khăn bảo hiểm bão tự nguyện bảo hiểm nhân thọ chính sách bảo hiểm lương hưu người dân chi trả bảo hiểm bắt buộc chính sách năng suất lao động công nghệ thông tin vụ bảo hiểm thí điểm bảo hiểm triển khai thái lan gia

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: "Cửa" nào cho 9 DN còn lại?

(ĐTCK) Chỉ có 6/15 DN bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện thỏa mãn điều kiện về tài chính theo Thông tư số 115/2013/TT-BTC (Thông tư 115).

    6 doanh nghiệp được phép triển khai bao gồm Prudential Việt Nam, Bảo Việt Nhân Thọ, Manulife, Daiichi Việt Nam, AIA và PVI Sun Life. Vậy 9 DN còn lại còn cơ hội nào để tham gia mảng này?

     

    Thêm PVI Sun Life sẵn sàng xin xét duyệt sản phẩm

    Trong 6 DN kể trên thì có 5 DN thuộc Top đầu thị trường về thị phần, duy chỉ có PVI Sun Life là mới gia nhập nên chưa có số liệu cả năm. Tuy nhiên, chia sẻ với ĐTCK, ông Vũ Bảo Lâm, Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng bảo hiểm hưu trí tự nguyện PVI Sun Life cho biết, dù chỉ mới hoạt động được vài tháng, chính thức cung cấp sản phẩm đầu tiên ra thị trường từ ngày 16/6/2013, nhưng PVI Sun Life đã đạt được những kết quả khả quan với tổng doanh thu ước tính đến giữa tháng 9/2013 là 67 tỷ đồng.

    Qua tìm hiểu của ĐTCK tại 6 DN kể trên thì được biết, ngoài Dai-ichi Việt Nam, đến nay, đã có thêm PVI Sun Life xây dựng xong sản phẩm và sẵn sàng xin xét duyệt sản phẩm bảo hiểm hưu trí ngay sau khi Thông tư 115 có hiệu lực vào ngày 15/10 tới. PVI Sun Life cũng coi bảo hiểm hưu trí tự nguyện là sản phẩm chủ lực trong thời gian tới và dồn sức cho việc ra đời và phát triển sản phẩm. Nếu suôn sẻ, đây sẽ là những sản phẩm hưu trí tự nguyện đầu tiên được tung ra thị trường.

    "Ngay từ khi có thông tin quy định về khung pháp lý cho việc phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện, PVI Sun Life đã xác định đây là một sản phẩm mang lại lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và xã hội nên đã nhanh chóng tiến hành các bước chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm này", ông Lâm nói.

    Ông Lâm cũng cho biết thêm: "sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện của PVI Sun Life được đội ngũ chuyên gia từ PVI và Sun Life cùng với đội ngũ nhân viên chuyên trách giàu kinh nghiệm của PVI Sun Life tiến hành nghiên cứu, thiết kế phù hợp với thị trường Việt Nam, chắc chắn sẽ là một sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi muốn giới thiệu sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện như là một kế hoạch tài chính cho tương lai, đồng thời cũng là một biện pháp bảo vệ tài chính trong cuộc sống. Hơn thế, ngoài bản thân giá trị của sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng là yếu tố rất quan trọng tạo nên sự khác biệt. Vì vậy, chúng tôi chú trọng vào các dịch vụ gia tăng cung cấp cho khách hàng".

     

    "Cửa" nào cho 9 DN còn lại?

    9 DN bảo hiểm chưa được cấp phép triển khai loại hình này gồm: ACE Life, Hanwha Life, Cathay Life, GVN, Previor, VCLI, Fubon Life, Generali và VietinAvia. Hầu hết đều có vốn chủ sở hữu thấp hơn 1.000 tỷ đồng. Một vài DN có vốn chủ sở hữu cận kề chuẩn 1.000 tỷ đồng như: Cathay (900,3 tỷ đồng), VietinAviva (863 tỷ đồng); Hanwha Life (735 tỷ đồng); GVN (745 tỷ đồng). Với những DN có công ty mẹ là tập đoàn tài chính lớn ở nước ngoài thì việc bổ sung vốn là không mấy khó khăn.

    Quy định về chuẩn tài chính được phép triển khai sản phẩm này được bảo lưu ngay từ khi xây dựng Dự thảo Thông tư lần đầu hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện cho đến khi Thông tư số 115 ban hành. Theo ghi nhận từ Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), việc đặt chuẩn khắt khe là nhằm kiểm tra trước vì đây là nghiệp vụ mới, lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

    Còn phía 9 DN còn lại, liệu có mong muốn hạ chuẩn điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí?

    Chia sẻ với ĐTCK, một số DN cho biết, đây là những sản phẩm tốt, quy định mới cũng đã tương đối phù hợp và không có mong muốn hạ chuẩn, mà ngược lại, chính DN sẽ điều chỉnh để phù hợp với quy định.

    "Chúng tôi đang chuẩn bị các điều kiện theo quy định để có thể tham gia sản phẩm này. Hiện tại, Hanwha Life chưa có sản phẩm nào tương tự hay mang tính thay thế sản phẩm hưu trí tự nguyện. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Hanwha Life sẽ phát triển sản phẩm này trong tương lai", đại diện Hanwha Life nói.

    Mặc dù không được triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện, nhưng theo các DN bảo hiểm, một số sản phẩm hiện tại của họ cũng đã mang dáng dấp của bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

    "Hiện Cathay Life có sản phẩm Thịnh vượng Bảo gia Toàn diện (C10) là sản phẩm trọn đời có quyền lợi tiền mặt mỗi 3 năm. Sản phẩm này có nhiều đặc tính có thể so sánh được với sản phẩm hưu trí tuy không hoàn toàn tương tự. Mục tiêu của bảo hiểm hưu trí là trong độ tuổi đi làm, người lao động tiết kiệm được một khoản tiền để đến khi về hưu sẽ hỗ trợ thu nhập. Sản phẩm C10 có thời hạn đóng phí 10 hoặc 20 năm, cũng ứng với hành động tiết kiệm tạo tài khoản", đại diện Cathay Life cho biết.     

     

    Theo Thông tư 115, DN Bảo hiểm không được giới thiệu, chào bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí với các tên thương mại là bảo hiểm hưu trí hoặc các tên gọi khác gây hiểu nhầm cho khách hàng là các sản phẩm này cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.

Từ khoá: khách hàng kế hoạch tài chính bảo hiểm hưu trí sản phẩm cục quản lý và giám sát bảo hiểm lao động nghiệp vụ bảo hiểm bảo việt nhân thọ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhu cầu của khách hàng prudential việt nam triển khai sản phẩm bảo hiểm thị trường triển khai vụ bảo hiểm sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ tài chính tự nguyện cung cấp phát triển cathay life gia tập đoàn tài chính quy định triển khai sản phẩm người lao động thị trường việt nam bộ tài chính nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí pvi sun life bảo hiểm người được bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo vệ tài chính việt nam tổng giám đốc sản phẩm chủ lực pvi thông tư bão cathay

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Chính sách bảo hiểm y tế chưa thu hút người dân

VOV.VN -Dự án luật sửa đổi lần này được chỉnh sửa, bổ sung theo hướng tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Sáng nay (25/9), Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 6 thảo luận việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012 và dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự án luật sửa đổi lần này được chỉnh sửa, bổ sung theo hướng tăng thêm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2012 số người tham gia bảo hiểm y tế là 59.310.000 người, chiếm gần 67% dân số. Tuy nhiên sau hơn 3 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm y tế đã bộc lộ những bất cập gây khó khăn cho người bệnh và cơ sở khám chữa bệnh.

Đến hết năm 2012, số người tham gia bảo hiểm chiếm 67% dân số (Ảnh minh họa)

Theo dự thảo Luật, để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, sẽ nâng mức người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng kinh tế xã hội khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội lên 100% thay vì 95% như luật hiện hành; nâng mức hưởng của thân nhân người có công, người thuộc hộ cận nghèo từ 80% lên 95%. 

Một số thành viên của Ủy ban Về các vấn đề xã hội cho rằng việc đồng chi trả là một cách để giám sát và hạn chế tình trạng lạm dụng của y, bác sỹ. Vì vậy, khi sửa đổi cần có những quy định chặt chẽ.

Cũng theo quy định của dự thảo luật, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế sẽ sửa đổi theo hướng quy định bắt buộc việc tham gia bảo hiểm y tế để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh toàn dân. Các đại biểu cho rằng để thực hiện được lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân thì cần có những quy định nâng cao hơn nữa về chất lượng, dịch vụ và quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để thu hút người dân.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh nêu ý kiến: "Hiện nay, chính sách bảo hiểm y tế chưa đủ sức hút để người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế. Nguyên nhân phần lớn là do chất lượng y tế còn hạn chế. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, tạo nền pháp lý, tôi đề nghị luật cần bổ sung chất lượng về dịch vụ bảo hiểm y tế. Đồng thời cũng phải có những điều kiện cần và đủ để ngành y tế thực hiện được chất lượng dịch vụ này".

Các đại biểu cũng cho ý kiến về việc bãi bỏ quy định tổ chức Bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp khám bệnh trái tuyến, vượt tuyến nhằm giảm phiền hà cho người bệnh và hạn chế tình trạng khám chữa bệnh vượt tuyến.

Nhiều đại biểu đề nghị cần có những quy định và chế tài để đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Những ý kiến góp ý của các đại biểu sẽ được ban soạn thảo xem xét bổ sung vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, dự kiến khai mạc vào 21/10 tới đây./.

Từ khoá: quy định hạn chế dịch vụ bảo hiểm chất lượng quyền lợi tham gia bảo hiểm bão luật bảo hiểm người dân khám chữa bệnh dịch vụ dự thảo bảo hiểm gia chất lượng dịch vụ chữa bệnh khó khăn tổ chức bảo hiểm vụ bảo hiểm người tham gia bảo hiểm chính sách bảo hiểm

Những cái "độc" trên cao nguyên Mộc Châu

Vượt qua bao thăng trầm, khó khăn thử thách, cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đã làm nên những cái riêng có của mình để cho ra dòng sữa ngọt lành. Những kết quả đáng tự hào: Một vùng nguyên liệu với gần 12 nghìn con bò, mà sắp tới sẽ lên đến 20 nghìn con, mỗi ngày cung ứng hàng trăm tấn sữa tươi... đã nói lên điều đó.

1."Độc - lạ - hấp dẫn" là những tiêu chí của cuộc thi Hoa hậu bò sữa, cuộc thi của "những người chăn bò thượng thặng", được tổ chức thường niên vào ngày 14 và 15 tháng 10, do Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) phát kiến và duy trì cho đến nay đã được hơn chục năm. Cuộc thi không chỉ thu hút đông đảo bà con nông dân quanh vùng, mà còn là dịp để du khách biết đến Mộc Châu, thảo nguyên xanh cho những dòng sữa ngọt.

Vậy hội thi có gì mà hấp dẫn đến vậy? Ông Phạm Văn Nhán, Phó TGĐ Cty, cho biết: "Ngoài việc chấm điểm cho bò, chúng tôi còn chấm điểm cả người chăn nuôi bò. Tất nhiên không phải là các tiêu chí như thi hoa hậu, nhưng tối thiểu, bò chỉ có thể là hoa hậu khi chủ nuôi bò phải có trình độ văn hóa (ít nhất hết THPT), có sức khỏe. Khung điểm để chấm Hoa hậu bò là 100 điểm, trong đó 40 điểm là chấm cho bò và 60 điểm kiểm tra kiến thức chủ hộ chăn nuôi giỏi.

Người nuôi bò ở Mộc Châu rất yên tâm vì đã có quỹ bảo hiểm vật nuôi và giá sữa

Thực ra, đây là cơ hội để các hộ nuôi bò, bà con dân tộc quanh vùng được tề tựu đông đủ ở thị trấn nông trường Mộc Châu, được cùng nhau trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, cùng nhau trở thành những... tỷ phú nuôi bò.

Còn nhớ như in vào cữ này năm ngoái, cô bò mang mã số 48.045 này của gia đình anh Đinh Văn Chỉnh ở đơn vị 70, thị trấn nông trường Mộc Châu đã tham gia và đoạt vương miện, mang về cho gia đình anh Chỉnh gần 100 triệu đồng, trong đó có hơn 50% bằng tiền mặt, còn lại Cty sẽ trả bằng máy vắt sữa hiện đại.

Tất nhiên, anh Chỉnh bảo, tiền thưởng thì không phải là vấn đề lớn, cái quan trọng là ở hội thi, những chủ chăn nuôi bò sẽ được vinh danh bởi công sức của họ bỏ ra được Cty và bà con ghi nhận.

Phác họa chân dung hoa hậu, "người chăn bò thượng thặng" này cho rằng, tiêu chuẩn bò vắt sữa phải có chất lượng, sản lượng cao (khoảng hơn 40 lít/ngày), ngoại hình phải đạt ngoài hình phẩm giống của giống bò đó. Ngoài ra, đầu cổ bò thanh, dáng hình êm, nhỏ phía trước, to phía sau, bầu vú to, nhưng chân phải thẳng đứng, không đi vòng kiềng...

Ông Trần Công Chiến, Chủ tịch HĐQT - TGĐ Mộc Châu Milk chia sẻ, có lần lãnh đạo tỉnh nhà công tác ở một địa phương phía Nam, thấy họ cũng tổ chức cuộc thi Hoa hậu bò sữa, liền gọi điện về cho ông để hỏi về vấn đề "bản quyền".

Ông Chiến cười, báo lại là lãnh đạo yên tâm vì "Cty đã đăng ký bản quyền ở Cục Sở hữu trí tuệ rồi, nên không thể ai đánh cắp bản quyền "Hoa hậu Bò sữa Mộc Châu" được đâu". Biết bản quyền thuộc về mình, nhưng theo lãnh đạo Cty, Mộc Châu không muốn hoa hậu bò sữa là sân chơi của riêng mình.

Ông Chiến nói, để tổ chức một cuộc thi hoa hậu bò sữa quy mô cả nước thì rất khó, nhưng vùng thì có thể làm được. Với cuộc thi ở Mộc Châu hằng năm, chúng tôi muốn hỗ trợ các hộ nuôi bò ở Ba Vì (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) có thể đem những "cô" bò ưu tú nhất của mình đi thi.

"Ý định là thế, nhưng năm nay, điều kiện chưa cho phép nên chưa thực hiện được. Tôi sẽ nuôi ý tưởng này, và sẽ thực hiện trong những năm tới, để người nuôi bò có một ngày hội đầy ý nghĩa, cùng chia sẻ niềm vui, kinh nghiệm quý với nhau", ông Chiến tâm sự.

2.Cũng là một cái "độc" nữa, đó là việc Mộc Châu Milk đưa vào hoạt động nhà máy SX thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) cho bò sữa, là nhà máy TMR đầu tiên của Việt Nam và thứ 2 ở châu Á, sau Hàn Quốc, góp phần đưa chất lượng và sản lượng sữa lên một tầm cao mới. Đây được coi là tiến bộ KHKT, là bước tiến lớn trong việc phát triển đàn bò cao sản.

Ông Chiến cho biết, nhà máy TMR của Mộc Châu Milk có công suất ban đầu khoảng 150 tấn/ngày, đáp ứng cơ bản nhu cầu thức ăn cho bò của Cty và các nông hộ. Hiện toàn dây chuyền đã hoạt động ổn định.

Nhà máy TMR của Mộc Châu Milk đi vào hoạt động, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sữa

"Đến nay chúng tôi khẳng định mô hình này đã thành công, bởi lẽ công nghệ Hàn Quốc rất phù hợp với đồng đất và nguyên liệu của cao nguyên Mộc Châu. Ngoài ra, đây cũng là một trong những điều kiện để chúng tôi thực hiện mục tiêu nâng tổng đàn bò sữa của địa phương lên 30 - 35 nghìn con trong năm 2020 và sẽ thay đổi căn bản phương thức chăn nuôi ở các nông hộ", ông Chiến cho biết thêm.

Với diện tích đồng cỏ khoảng 1 nghìn ha, việc thiếu nguyên liệu cho SX thức ăn chăn nuôi cho bò sữa khi số lượng đàn bò ngày một tăng theo thời gian là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn. Vì vậy, việc đưa nhà máy TMR vào hoạt động chính là lời giải cho bài toán này.

Kỹ sư Phan Hải Nam, PGĐ Trung tâm Giống bò sữa (Mộc Châu Milk) cho biết: Thức ăn hỗn hợp TMR được phối trộn sẵn theo khẩu phần đầy đủ và cân đối chất dinh dưỡng đối với từng nhóm bò. Thức ăn TMR có nhiều ưu điểm: Khắc phục được sự mất cân đối trong các loại thức ăn hỗn hợp khác như thức ăn tinh hỗn hợp thì thiếu chất xơ, premix thì thiếu tinh và thô trong khẩu phần.

Việc sử dụng TMR cho bò sữa còn kiểm soát được hiệu quả sử dụng thức ăn, dễ dàng phát hiện những vấn đề do khẩu phần thức ăn gây ra nhờ theo dõi biến động lượng sữa hàng ngày của từng cá thể, từ đó điều chỉnh bổ sung cho phù hợp nhu cầu; giúp bò kéo dài độ bền cho sữa, khai thác được nhiều kỳ sữa, nhất là bò cao sản không bị suy kiệt phải loại thải sớm, lãng phí.

Đồng thời, nếu thay thế thức ăn truyền thống bằng TMR sẽ giảm lao động thủ công, tăng năng suất lao động do tăng cơ giới hóa, từ đó tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi bò sữa, phù hợp với chăn nuôi nông hộ.

Được biết, Mộc Châu Milk sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nhà máy lên gấp nhiều lần hiện tại để đáp ứng nhu cầu gia tăng số lượng đàn bò.

3.Mặc dù là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, song không phải lúc nào nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu cũng "xuôi chèo mát mái". Đã có giai đoạn chăn nuôi theo cơ chế tập trung không hiệu quả, thời kỳ 1988 - 1989 đàn bò giảm nhanh từ 2,2 nghìn con xuống còn 1 nghìn con, rồi phải bán sữa làm nguyên liệu cho các DNSX sữa khác khi chưa có nhà máy chế biến.

Vào thời điểm đó, Ban Giám đốc Cty đã có những quyết định táo bạo là triển khai mô hình khoán hộ. Toàn bộ đàn bò của Cty được đưa về các hộ dân nuôi, theo đó, họ phải cam kết sử dụng đất theo đúng mục đích, dưới sự giám sát kỹ thuật của Cty; đồng thời phải có trách nhiệm sử dụng tốt tài sản và bán hết sản phẩm cho Cty.

Một trong những cái "độc" của Mộc Châu Milk là DN tự thành lập Quỹ bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm giá sữa. Chăn nuôi bò sữa là nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, lợi nhuận lớn, nhưng lại gặp nhiều rủi ro, bởi vậy mười năm qua, các hộ dân luôn tự nguyện tham gia vào quỹ này. Số tiền của quỹ hiện đã lên đến hơn 15 tỷ đồng.

Đặc biệt hơn, quỹ được quản lý bởi chính những người nuôi bò, DN hỗ trợ kinh phí. Hiện tại, chủ đàn bò đóng 600 nghìn đồng tiền bảo hiểm cho một con, nếu không may chết sẽ được bồi thường 12 triệu đồng hay bị ngã (phải thải loại) được đền bù 10 triệu đồng.

Theo ông Phạm Văn Tế, chủ trang trại nuôi 65 con bò sữa ở khu Vườn Đào: "Nếu có trường hợp rủi ro, số tiền bảo hiểm đó cùng với số tiền bán thịt con bò thải loại có thể mua được một con bê sau cai sữa thay thế vào đàn. Vì thế, người chăn nuôi rất yên tâm". Tương tự, chính sách bảo hiểm giá sữa với một phần vốn đối ứng của Cty và hộ chăn nuôi đóng góp 50 đồng/kg, nếu giá sữa giảm sẽ được trợ giá 60% số tiền. Lợi ích đã rõ nên 100% số hộ nuôi bò đều tự nguyện tham gia mua bảo hiểm.

+ Phân tích nguyên nhân triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Mộc Châu thành công, Phó TGĐ Phạm Văn Nhán cho biết: "Làm bảo hiểm, mỗi nơi mỗi khác. Ở đây, thành công được là do đã gắn trách nhiệm của Cty với người chăn nuôi, chứ không được phép nghĩ đến kinh doanh. Hàng năm, Cty hỗ trợ, nếu chưa sử dụng hết họ có thể có lãi quay vòng".

 

 

+ Hội thi "Hoa hậu bò sữa Mộc Châu năm 2013" do Cty CP Giống bò sữa Mộc Châu tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ ngày 14 đến ngày 15/10/2013 tại thị trấn Nông trường Mộc Châu với sự tham gia của 532 hộ chăn nuôi và 125 "thí sinh" bò, được tuyển chọn từ hơn 10 nghìn "thí sinh" ở 11 đơn vị chăn nuôi đã tham gia từ 3 vòng loại trước.

Từ khoá: hoa hậu mua bảo hiểm chính sách bảo hiểm tiền bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp bảo hiểm bảo hiểm vật nuôi gia thành công nhu cầu chất lượng năng suất lao động nhà máy hỗn hợp bão yên tâm số tiền bảo hiểm được bồi thường quỹ bảo hiểm mộc châu

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Ông Nguyễn Bá Thanh: Tham nhũng xử hết, xử từ lớn đến nhỏ

(TNO) Sáng 24.9, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư cùng Đoàn đại biểu quốc hội TP.Đà Nẵng tiếp tục có cuộc tiếp xúc cử tri tại 11 xã của huyện Hòa Vang.  

>> Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh: 'Phải xáp vô làm ngay

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Tôi và các lãnh đạo Đà Nẵng không ai có tài khoản ở nước ngoài

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: "Chúng ta phải nói thật làm thật!

>> Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính T.Ư: Tui đi có nhiều anh mừng lắm!

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Không để đồng tiền làm mụ mẫm nhân cách

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: "Ông có phải Bộ trưởng GD-ĐT đâu"

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Làm tổ chức phải đi tìm cán bộ giỏi

Ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn - Ảnh: H.B

"Không bắt tận tay khó quy tội tham nhũng"

Tại cuộc tiếp xúc này, các cử tri đề cập tới nhiều vấn đề như xây dựng nông thôn mới mà đường xá được xây dựng quá kém chất lượng; bố trí tái định cư còn nhiều bất cập; một khu dân cư tại Hòa Phước còn bị ngập lụt khi mùa mưa về...

Hầu hết các cử tri đều rất quan tâm tới việc bỏ phiếu tín nhiệm trong thời qua, cũng như vấn đề tham nhũng.

Cử tri Trần Đình Nam (xã Hòa Tiến) đặt câu hỏi: "Thấy Quốc hội vừa qua tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm là rất tiến bộ. Nhưng cử tri chúng tôi vẫn còn băn khoăn là những cán bộ tín nhiệm thấp thì đã giải quyết ra sao rồi?".

Một số cử tri khác lại lo lắng: "Vừa rồi thấy chúng ta đã hô hào rất mạnh trong việc xử lý tham nhũng, nhưng vẫn chưa thấy xử lý được vụ nào. Chúng tôi đề nghị Quốc hội nên mạnh tay hơn nữa đối với vấn nạn này".

Trả lời cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính T.Ư cho biết thời gian tới sẽ tiến hành xử lý tất cả các vụ tham nhũng từ nhỏ đến lớn chứ không chỉ có lớn mới đưa ra xử.

 
Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lý
Ông Nguyễn Bá Thanh

Ông Thanh lấy ví dụ vụ làm xét nghiệm dỏm tại Bệnh viện Hoài Đức (Hà Nội) và cho rằng sự việc không chỉ gây thất thu đến tiền tỉ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nên vụ án cũng được nhanh chóng khởi tố mấy chục người.

Theo ông Thanh, riêng một số vụ án được cho là tham nhũng hiện tại cũng rất khó xử lý cho thỏa đáng vì luật pháp vẫn chưa hoàn thiện.

"Mua con tàu 30 tỉ rồi cùng nhau đưa lên tới 40-50 tỉ để chia chác nhau nhưng chúng ta không bắt được tận tay thì khó mà xử lý họ với tội tham nhũng. Vì không bắt được tận tay như vậy nên mới phải xử lý theo tội danh "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho biết thêm, tới đây, phòng chống tham nhũng sẽ được các cấp làm quyết liệt, đối với những vụ kiểu như trên sẽ được xem xét là vụ án và tội phạm tham nhũng để xử lý.

Cũng theo ông Thanh công cuộc đấu tranh với tham nhũng là còn rất khó khăn chứ không thể ngày một ngày hai.

"Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc, cứ tố cáo thẳng tới tôi"

Tình trạng xuống cấp của nền y đức nước nhà, đặc biệt là những bất cập trong việc chi trả viện phí, việc khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế chưa được như mong đợi cũng được các cử tri đề cập.

Cử tri Huỳnh Thiệu (xã Hòa Phước) cho rằng: "Nhà nước phát động toàn dân tham gia bảo hiểm y tế, người dân cũng đồng tình tham gia nhưng tôi thấy sao mà những người có bảo hiểm vào viện là lắm phiền phức. Làm đủ thứ thủ tục phiền hà. Nằm bệnh viện uống thuốc 10 ngày chưa hết bệnh nhưng ra ngoài mua thuốc uống chỉ có 5 ngày đã khỏi. Không biết chất lượng thuốc bảo hiểm y tế ra sao!".

Một cử tri khác lại cho biết gia đình có hai con đã tốt nghiệp trung cấp y nhưng xin việc không nơi nào nhận. Trong khi trường lớp thì mở tràn lan mà đào tạo xong rồi lại không có việc làm. "Nhiều người nói là phải chạy chọt. Vậy bây giờ cho tôi hỏi, để xin việc ở Hòa Vang là phải mất bao nhiêu (ý nói tiền chạy chọt - PV), ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thì bao nhiêu?", cử tri này nói.

Về tiêu cực trong ngành y ông Thanh cho rằng một phần do tiền viện phí, tiền bảo hiểm của người dân đóng góp thực sự chưa cao nên nguồn thu không đủ. Bởi vậy mà chất lượng y tế thấp, bệnh viện quá tải, thiếu máy móc điều trị. Tuy nhiên, một phần cũng có tiêu cực, người nào đưa cho vài đồng thì y, bác sĩ khi chích thuốc cũng chích nhẹ nhàng và ít đau hơn.

Để có chất lượng y tế tốt hơn theo ông Thanh: "Tôi nghĩ là phải mất vài thập niên nữa thì tình trạng y tế mới cải thiện lên được. Khi đó kinh tế tốt lên thì đời sống người dân, y tế cũng sẽ được cải thiện hơn", ông Thanh nói.

Về tiêu cực "chạy việc" như cử tri đề cập, ông Thanh cũng tin là sự việc cử tri này nêu là có và chỉ dẫn: "Nếu biết ai nhận hối lộ để chạy việc thì cứ tố cáo thẳng tới tôi, sẽ được xử lý". 

Hoàng Bảo

>> NHNN lên tiếng về vụ hạn chế báo chí tham dự cuộc làm việc với ông Nguyễn Bá Thanh

>> NHNN hạn chế báo chí dự cuộc làm việc với ông Nguyễn Bá Thanh

>> Làm việc với Viện KSND tối cao, ông Nguyễn Bá Thanh: "Nhiều vấn đề quá trời mà mình không làm"

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Siết lại việc cho tội phạm tham nhũng hưởng án treo

>> Ông Nguyễn Bá Thanh: Anh em nói vui Hà Nội không vội được đâu, thôi thì cũng biết thế

Từ khoá: chất lượng gia tham gia bảo hiểm người dân khám chữa bệnh bệnh viện bảo hiểm tiền bảo hiểm bão đà nẵng

Cận cảnh những biển số xe đạp điện "siêu khủng" của giới trẻ Việt

(Soha.vn) - Những chiếc xe đạp điện gắn biển số siêu khủng đang là trào lưu "hot" của giới trẻ Việt. Những bạn trẻ này thường không đội mũ bảo hiểm và hay lạng lách gây chú ý.

Với những ưu điểm là tiện dụng, nhỏ gọn và hợp thời trang, xe đạp điện ngày càng được sử dụng rộng rãi, với đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh.

Bện cạnh việc sử dụng xe đạp điện, giới trẻ Việt cũng rất quan tâm tới việc gắn biển số siêu khủng cho xe. Những chiếc biển này được dân teen tự chế ra những chiếc biển "siêu độc."

Cận cảnh những biển số

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Những chiếc biển số xe tự chế này được rao bán trên các trang web rao vặt, giới trẻ săn lùng biển độc hoặc tự đặt hàng theo ý thích của mình.

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

Trào lưu gắn biển số siêu khủng cho xe đạp điện của giới trẻ Việt

 

 Những chiếc biển số tự chế đang thu hút giới trẻ Việt đi xe đạp điện.

Những chiếc biển số tự chế đang thu hút giới trẻ Việt đi xe đạp điện.

Đa phần học sinh sử dụng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, thậm chí còn đi xe đạp điện hàng hai, hàng ba, đánh võng, vượt đèn đỏ. Nhiều bạn trẻ còn lắp còi hú của các xe ưu tiên vào xe đạp điện khiến người tham gia giao thông giật mình, hoảng sợ.

Việc thích chơi ngông và gây chú ý bằng mọi cách của các bạn trẻ này cần phải được xử lý.

Mời độc giả đón xem những hình ảnh hài hước, siêu độc chỉ có ở Soha News.

 

Từ khoá: tham gia giao thông giới trẻ

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý điện hạt nhân theo EPC

Hội thảo "Quản lý dự án nhà máy điện hạt nhân trong trường hợp thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay/EPC," tổ chức ngày 23/9, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Hội thảo này nằm trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), mã số VIE/4/015 về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân do Cục Năng lượng Nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Tại hội thảo, sau khi được Ban quản lý Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận giới thiệu về hiện trạng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các phương án hợp đồng liên quan, các chuyên gia của IAEA đã đánh giá, phân tích những rủi ro và hiệu quả trong cấu trúc hợp đồng EPC; tầm quan trọng của việc đánh giá sớm và phân bổ rủi ro phù hợp; các vấn đề ưu tiên của chủ dự án, nhà thầu và tư vấn.

Các đại biểu cũng đánh giá về những thách thức chính về hợp đồng; các quá trình thẩm định thiết kế, cấp phép, chuẩn bị xây dựng và quá trình mua sắm đấu thầu; các vấn đề cần xem xét về bảo hiểm hạt nhân; chuyển giao công nghệ và đào tạo ngoài nhà máy; các dự án nhà máy điện hạt nhân và vấn đề về quản lý an toàn.

Các chuyên gia của IAEA cũng chia sẻ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới về nghĩa vụ và trách nhiệm trong hợp đồng EPC cũng như việc ký hợp đồng EPC cho một nhà máy điện hạt nhân và các vấn đề, phương pháp tiếp cận các bài học kinh nghiệm từ các dự án nhà máy điện hạt nhân gần đây.

Hội thảo nhằm mục đích hỗ trợ Việt Nam chuẩn bị thực hiện dự án điện hạt nhân đầu tiên và chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia của IAEA đến từ các nước như Pháp, Phần Lan, Canada về hợp đồng EPC, bảo hiểm hạt nhân và các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, chính quyền địa phương tại nơi xây dựng nhà máy, các quá trình mua sắm đấu thầu, thẩm định thiết kế, cấp phép, chuẩn bị và giám sát xây dựng.../.

Đức Ánh (TTXVN)

Từ khoá: hội thảo xây dựng tầm quan trọng kinh nghiệm nhà máy chuyên gia gia hạt nhân hợp đồng

Đàn ông cũng sẽ được nghỉ thai sản

(PetroTimes) -Theo dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đã đề xuất, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày.

Ngày 20/9, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được công bố để lấy ý kiến nhân dân. Bên cạnh quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con dành cho lao động nữ là nghỉ 6 tháng thì dự thảo cũng quy định thời gian nghỉ dành cho người chồng.

Theo dự thảo luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, khi vợ sinh con người chồng sẽ được nghỉ làm việc 5 ngày (ảnh internet)

Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày làm việc kể từ 30 ngày đầu vợ sinh con. Đối với trường hợp vợ sinh mổ thì chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 7 ngày làm việc không kể ngày nghỉ, lễ, Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo dự thảo luật sửa đổi cũng quy định trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới hai tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba tháng tính từ ngày sinh con. Nếu con từ hai tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc một tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định.

Đối với trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ bản cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng tiền lương cơ bản cho mỗi con.

Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5-10 ngày.

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc, tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi, tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi.

Dự kiến, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ trình Quốc hội vào năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2015, thay thế Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

N.H

Từ khoá: dự thảo người lao động bão quy định lao động bảo hiểm xã hội thai sản luật bảo hiểm tham gia bảo hiểm luật bảo hiểm xã hội đồng bảo hiểm bảo hiểm

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Bán bảo hiểm cháy nổ 'lụi' cho tiểu thương

Hôm qua 21.9, nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ mới Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo việc bà Phạm Thị Phương Thảo, đại lý Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, bán bảo hiểm cho họ nhưng đưa giấy chứng nhận không có giá trị.

Bán bảo hiểm cháy nổ

Tiểu thương chợ mới Vũng Tàu bức xúc vì mua bảo hiểm hỏa hoạn không có giá trị - Ảnh: Nguyễn Long

Theo phản ánh của tiểu thương, tháng 8.2013, Ban Quản lý (BQL) chợ mới buộc họ mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Sau đó, BQL dẫn bà Phạm Thị Phương Thảo (47 tuổi, ngụ H.Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu), xưng là đại lý của Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, đến bán bảo hiểm cho tiểu thương với giá 250.000 đồng/ki ốt/năm; số tiền được bảo hiểm lên đến 50 triệu đồng. Khi đóng tiền, bà Thảo phát cho mỗi tiểu thương một giấy chứng nhận (bản photo) của Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng. Bà N.T.Q.L (kinh doanh quần áo) nói: "Tôi nghĩ khi bán bảo hiểm thì phải có bảng kiểm kê tài sản, qua đó mới biết giá trị của tài sản là bao nhiêu mà bán. Thế nhưng, bà Thảo chỉ biết nhận tiền mà không có một động thái nào nên tôi và nhiều tiểu thương khác thắc mắc".

 

Ban quản lý chợ không biết bảo hiểm "lụi"

Ông Lưu Đức Lục, Trưởng BQL chợ mới Vũng Tàu, cho rằng bản thân ông cũng không biết giấy chứng nhận bảo hiểm bà Thảo bán cho tiểu thương là không còn giá trị. "Trước đó, bà Thảo đã bán bảo hiểm cho hơn 200 tiểu thương của chợ bằng bảo hiểm AAA, chỉ còn khoảng 100 tiểu thương chưa mua. Sau đó, BQL chợ vận động tiểu thương mua thì bà Thảo bán cho 80 tiểu thương bảo hiểm Nhà Rồng và 20 bảo hiểm Bảo Long", ông Lục nói. Để khắc phục việc bán bảo hiểm không có giá trị của bà Thảo, ông Lục cho biết đã gọi điện thoại cho giám đốc của Công ty CP bảo hiểm AAA hỏi mua lại bảo hiểm cho tiểu thương. "Tôi hỏi bà Thảo có nộp tiền cho Bảo Long chưa, thì bà Thảo nói chưa nên tôi yêu cầu phải chuyển qua mua bảo hiểm AAA cho số tiểu thương mua phải bảo hiểm không có giá trị", ông Lục nói.

Nghi ngờ mua phải bảo hiểm "lụi", nhiều tiểu thương tìm đến địa chỉ của Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng thì biết doanh nghiệp này đã đổi tên thành Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu. "Tại đây, khi chúng tôi đưa các giấy chứng nhận đã mua bảo hiểm từ bà Thảo, nhân viên Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu nói giấy chứng nhận này không có giá trị", một tiểu thương cho biết.

Theo văn bản mà Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu trả lời tiểu thương, từ ngày 18.6.2012, tên của chi nhánh Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng được đổi thành Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu và Giấy chứng nhận bảo hiểm mang logo và con dấu của chi nhánh Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng không còn hợp lệ từ ngày 1.4.2012 cho đến nay. Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu hoàn toàn không chịu trách nhiệm giải quyết quyền lợi nếu phát sinh các sự kiện bảo hiểm.

Đại lý thiếu trung thực

Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Nghiệp vụ Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, xác nhận: "Bà Thảo là đại lý của công ty. Trong trường hợp bà Thảo nộp về công ty số tiền bảo hiểm đã bán cho tiểu thương, chúng tôi cũng sẽ không chấp nhận vì giấy chứng nhận bảo hiểm không còn giá trị pháp lý".

Trong khi đó, giải thích với PV Thanh Niên về việc bán bảo hiểm cho tiểu thương bằng giấy chứng nhận đã không còn giá trị, bà Thảo nói: "Không biết công ty đã thay đổi mẫu và con dấu", mặc dù khẳng định đã làm đại lý cho công ty này hơn 10 năm nay. Khi chúng tôi đưa ra chứng cứ, vào tháng 5.2013, cũng chính bà Thảo đã bán khoảng 20 bảo hiểm cho tiểu thương chợ mới Vũng Tàu trước đó bằng giấy chứng nhận mới của Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, bà Thảo lại nói: "Do phí bảo hiểm của công ty năm nay cao nên tiểu thương không chịu mua. Vì vậy, tôi đưa giấy chứng nhận cũ là để bán bảo hiểm cho các tiểu thương có rủi ro thấp, đó là các trường hợp bán rau, củ, trứng... Tôi bán xong sẽ về xin ý kiến giám đốc công ty giảm phí cho họ. Nếu công ty không chịu thì tôi chuyển qua mua bảo hiểm khác".

Nguyễn Long

>> Vụ cháy TTTM Hải Dương: Bên bảo hiểm cháy nổ... chê

>> Chưa có sản phẩm bảo hiểm cháy nổ riêng biệt

>> Xử lý các đơn vị không mua bảo hiểm cháy nổ

>> Không mua bảo hiểm cháy nổ, sạt nghiệp như chơi!

>> Bảo hiểm cháy nổ: Cần có một gói dịch vụ bảo hiểm phù hợp

>> Bảo hiểm cháy nổ: Vì sao chưa được coi trọng?

>> Khi nào ban hành thông tư hướng dẫn việc mua bảo hiểm cháy nổ?

Từ khoá: aaa tiền bảo hiểm công ty bảo hiểm bảo long giấy chứng nhận bảo hiểm bảo long bảo hiểm bảo hiểm hỏa hoạn bảo hiểm cháy dịch vụ bảo hiểm bảo long bão chứng nhận bảo hiểm bên bảo hiểm công ty tiểu thương số tiền bảo hiểm bảo hiểm nhà công ty bảo hiểm bảo hiểm nhà rồng mua bảo hiểm rủi ro đặc biệt bảo hiểm cháy nổ cháy nổ sản phẩm bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm bảo hiểm aaa sự kiện bảo hiểm nhà rồng gia phí bảo hiểm bán bảo hiểm vụ bảo hiểm