Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Người giúp việc gia đình đóng bảo hiểm xã hội: Khó khả thi

VOV.VN -Nếu không có các chế tài cụ thể, cơ chế giám sát thì những quy định đảm bảo quyền lợi người giúp việc sẽ khó đi vào thực tiễn.

Nghị định 27 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chi tiết về một số điều của bộ Luật Lao động liên quan đến người giúp việc gia đình sẽ có hiệu lực từ ngày 25/5 tới. Tuy nhiên, bên cạnh sự phấn khởi của người lao động giúp việc, nhiều gia chủ lại bày tỏ sự băn khoăn về một số vấn đề trong quy định như: quá ưu ái người giúp việc và có nhiều điều khó khả thi.

Theo quy định trong Nghị định 27, giữa người lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng, nội dung ghi rõ thỏa thuận về tiền lương, điều kiện ăn ở của người giúp việc, trách nhiệm của lao động...

Trong đó, tiền lương bao gồm cả chi phí ăn ở của người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Người giúp việc gia đình cũng sẽ được trả thêm tiền lương nếu làm ngoài thời gian trong hợp đồng hay ngày lễ, tết.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế cho lao động giúp việc gia đình để người lao động tự lo bảo hiểm. Đây là những bước tiến đáng mừng trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động và đưa giúp việc gia đình trở thành một nghề chính thức trong xã hội.

Khi biết được thông tin này, nhiều người giúp việc tỏ ra rất phấn khởi. Bà Nguyễn Thị Phương ở Phú Xuyên, Hà Nội chia sẻ: "Tôi rất mừng vì nghề giúp việc cũng được coi là một nghề mà không bị ai coi thường. Vì những người như chúng tôi đi làm nghề này thường bị mọi người dị nghị, coi là người ở, là ôsin. Nhưng từ nay trở đi, chúng tôi rất vui vì được tham gia bảo hiểm, khi về già được hưởng lương, không phải nhờ đến con cháu".

Ngoài quy định về mức lương tối thiểu, Nghị định còn quy định chi tiết thời gian làm việc và nghỉ ngơi đối với người lao động giúp việc gia đình. Theo đó, người giúp việc gia đình cần phải được nghỉ ít nhất 8 tiếng/ngày, trong đó có 6 giờ nghỉ liên tục. Mỗi tuần, người giúp việc phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục hoặc bình quân ít nhất 4 ngày trong một tháng.

Trái ngược với sự phấn khởi của người lao động giúp việc, nhiều gia chủ tỏ ra băn khoăn về một số quy định, nhất là về thời gian nghỉ ngơi của người giúp việc. Chị Nguyễn Thị Kim Dung ở phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm cho biết, ngoài chi phí ăn ở, quần áo, tàu xe và tiền thuốc khi người giúp việc ở nhà chị bị ốm, thì mỗi tháng chị trả cho người giúp việc 3 triệu đồng. So với quy định, mức ưu đãi này đã cao hơn. Tuy nhiên, nếu phải trả thêm tiền cho người giúp việc đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, chi phí chị phải trả thêm hàng tháng sẽ bị đội lên rất nhiều. Đồng thời, việc quy định thời gian nghỉ mỗi tuần của người giúp việc sẽ gián tiếp gây khó khăn cho gia chủ.

Bên cạnh đó, trong Nghị định quy định thử việc trong 6 ngày là quá ngắn, giữa gia chủ và người giúp việc chưa hiểu rõ về nhau mà đã ký hợp đồng là khó.

Chị Nguyễn Thị Kim Dung nói: "Bản thân người giúp việc họ đi làm là để giúp việc cho gia chủ. Chúng tôi thuê người giúp việc là cũng muốn mình đỡ đần được công việc trong nhà. Tuy nhiên, quy định giúp việc nghỉ ít nhất mỗi tháng 4 ngày, thì ví dụ thứ 7, chủ nhật, muốn dành thời gian cho con cái thì họ nghỉ, thì mình lại phải làm tất cả công việc từ cơm nước, lau dọn như thế thì rất mệt. Thuê giúp việc mà những ngày nghỉ lại không được nghỉ ngơi thì tính chất công việc không còn nữa".

Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển (tổ chức đã tích cực vận động cho quyền của lao động giúp việc gia đình) Nghị định ra đời là bước ngoặt lớn nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như công nhận giúp việc gia đình là một nghề.

Song nhiều quy định tại Nghị định còn chung chung, không chỉ làm khó cho người sử dụng lao động mà còn khiến cơ quan quản lý gặp lúng túng, như chủ nhà phải ký hợp đồng với người lao động và thông báo với chính quyền sở tại, nếu không ký kết hợp đồng bằng văn bản sẽ bị phạt hành chính. Tuy nhiên, Nghị định lại không nêu rõ ai là người kiểm tra, giám sát nên rất khó có thể kiểm soát và đưa quy định này vào thực tiễn.

"Việc gia chủ phải trả một phần cùng với lương để người lao động tự mua bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, nếu chúng ta chỉ quy định, nói thế thôi thì sẽ không bao giờ thực hiện được. Người lao động không biết mua ở đâu, thủ tục như thế nào, việc mua bảo hiểm đối với người giúp việc mà chúng tôi khảo sát cho thấy quá xa xỉ. Bởi bản thân gia đình họ đang rất nghèo, thiếu tiền. Họ có tiền sẽ chi dùng ngay chứ không nghĩ tới việc mua bảo hiểm để được hưởng chế độ bảo hiểm. Vì thế trong vấn đề này cần sự hướng dẫn rất cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước", nà Ngô Thị Ngọc Anh cho biết thêm.

Nghị định 27 của Chính phủ ra đời là bước tiến lớn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người giúp việc, tránh được những rủi ro như người giúp việc bị gia chủ hành hạ, coi như người ở... Song nếu không có các chế tài cụ thể, cơ chế giám sát thì khó đi vào thực tiễn. Người dân mong chờ Nghị định này sẽ không bị buông lỏng giống như quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, quy định phạt 1 triệu đồng nếu vợ chửi chồng hoặc chồng chửi vợ, cấm nghe điện thoại tại cây xăng./.

Mai Anh,-Thu Hiền/VOV-Trung tâm tin

 

Từ khoá: bão bảo hiểm bảo hiểm xã hội hợp đồng quy định gia bảo vệ quyền lợi tham gia bảo hiểm chế độ bảo hiểm người lao động quyền lợi nghị định mua bảo hiểm chi phí lao động đồng bảo hiểm cơ quan quản lý nhà nước bộ luật lao động gia đình người sử dụng lao động quản lý nhà nước

Dẫn đầu ngành bảo hiểm nhân thọ về doanh thu: 11.011 tỉ đồng.

PNO - Theo kết quả báo cáo tài chính vừa công bố, năm 2013 Prudential Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành bảo hiểm nhân thọ với tổng doanh thu đạt 11.011 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2012. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt mức 7.640 tỷ đồng, tăng 16% và doanh thu phí mới quy năm đạt 1.780 tỉ đồng, tăng 21%.

Lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt mức 1.145 tỷ đồng và lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm 2013 là 2.652 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2013, Prudential đã chi trả bồi thường và các quyền lợi bảo hiểm cho gần 1,7 triệu trường hợp với số tiền lên đến gần 15.756 tỷ đồng. Thành công trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và đầu tư đã giúp Prudential Việt Nam tăng cường tiềm lực tài chính với tổng tài sản đạt 37.840 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Khả năng thanh toán và các chỉ số tài chính khác vượt xa so với luật định.

Đặc biệt, trước thềm kỷ niệm 15 năm hoạt động, Prudential vừa đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ về công tác từ thiện xã hội. Prudential cũng vừa được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng cho 'Dịch vụ Tài chính xuất sắc nhất' trong 12 năm liên tiếp (2002-2013).

A.T

 

Từ khoá: ngành bảo hiểm prudential việt nam hoạt động kinh doanh bảo hiểm doanh thu phí bảo hiểm tổng tài sản giải thưởng rồng vàng prudential phí bảo hiểm tài chính bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm ngành bảo hiểm nhân thọ doanh thu dịch vụ tài chính quyền lợi bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm khả năng thanh toán chi trả bồi thường bão

Gần nửa triệu trẻ em chưa được cấp thẻ BHYT

(CAO) Tại hội thảo "Những quy định liên quan đến quyền lợi khám, chữa bệnh của trẻ dưới sáu tuổi trong dự thảo Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi" được tổ chức tại TP.HCM, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước còn gần 420.000 trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT, chiếm 4,3% tổng số trẻ em trên cả nước.

Một số khó khăn trong công tác triển khai cấp thẻ bảo hiểm và khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi hiện nay đó là việc tuyên truyền đến với người dân vùng sâu vùng xa còn hạn chế, nhiều phụ huynh còn thiếu nhận thức về chủ trương cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi.

Nhiều trẻ em nông thôn và miền núi vẫn chưa có thẻ bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa

Vì vậy, BHXH Việt Nam đã đề xuất chương trình cần tăng cường tuyên truyền ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số về cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi để thúc đẩy kê khai và lập danh sách kịp thời. Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng vận động các tổ chức, cá nhân, tích cực ủng hộ, tài trợ cho những chi phí còn lại chưa được thanh toán cho trẻ dưới 6 tuổi khi mắc bệnh hiểm nghèo.

Được biết, trong năm 2013, Việt Nam có tổng cộng 16,46 triệu lượt trẻ em được khám chữa bệnh với tổng kinh phí hơn 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT cho trẻ vẫn còn một số khó khăn. Nhiều trường hợp, phụ huynh vẫn tiếp tục sử dụng giấy khai sinh để khám chữa bệnh thay thẻ BHYT, gây khó khăn cho thủ tục hành chính của BHYT. Thậm chí, một số địa phương còn lập danh sách cho trẻ dưới sáu tuổi không kịp thời và đầy đủ, dẫn đến việc chậm chuyển danh sách cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Từ khoá: luật bảo hiểm bệnh hiểm nghèo khám chữa bệnh bão bảo hiểm xã hội việt nam việt nam chữa bệnh khó khăn thủ tục hành chính bảo hiểm xã hội bảo hiểm bảo hiểm cho trẻ

Ngộ nghĩnh giải đua xe "nhí" ở Nhật Bản

- Chứng kiến các bé trang bị đầy đũ mũ bảo hiểm và găng tay để cạnh tranh nhau trên đường đua thực sự rất ngộ nghĩnh.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Chứng khoán Viễn Đông lỗ quý 1, vẫn phải thu 43 tỷ công ty mẹ Bảo hiểm Viễn Đông

VDSE có vốn điều lệ 135 tỷ đồng và công ty mẹ đồng thời là cổ đông lớn nhất CTCP Bảo hiểm Viễn Đông nắm giữ 78% vốn điều lệ.

VDSE có vốn điều lệ 135 tỷ đồng và công ty mẹ đồng thời là cổ đông lớn nhất CTCP Bảo hiểm Viễn Đông nắm giữ 78% vốn điều lệ.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VIỄN ĐÔNG (OTC-VDSE) công bố báo cáo tài chính quý 1 năm 2014.

VDSE là công ty chứng khoán thứ 2 báo lỗ sau chứng khoán Hồng Bàng (HBSC). Nguyên nhân thua lỗ của VDSE là do doanh thu đạt vỏn vẹn 159 triệu đồng, giảm sâu so với mức 367 triệu đồng cùng kỳ trong khi đó các chi phí cho hoạt động kinh doanh-dù đã cố gắng tiết giảm-đã lên đến 457 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 961 triệu đồng.

VDSE lỗ 1,26 tỷ đồng quý 1 năm 2014, cùng kỳ lỗ 1,68 tỷ đồng.

Bộ máy của VDSE cuối quý 1 năm 2014 còn 18 người.

VDSE có vốn điều lệ 135 tỷ đồng và công ty mẹ đồng thời là cổ đông lớn nhất CTCP Bảo hiểm Viễn Đông nắm giữ 78% vốn điều lệ.

Trong khi hoạt động kinh doanh ít con số chạm đến tiền tỷ thì số liệu khoản phải thu của công ty rất cao-lên đến 72 tỷ đồng trong đó phải thu công ty mẹ-CTCP Bảo hiểm Viễn Đông về khoản tiền hợp tác xây dựng các các khoản khác lên đến 43 tỷ đồng. Đây là các khoản phải thu xuất hiện trên BCTC của VDSE từ năm 2012. 

Báo cáo tài chính quý 1/ giải trình

Nguyễn Thanh

Theo Trí Thức Trẻ/HNX

Từ khoá: công ty cổ phần công ty bảo hiểm quản lý doanh nghiệp bão bảo hiểm viễn đông viễn đông chứng khoán vốn điều lệ chi phí quản lý

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội

Năm 2013, tôi có nghỉ sinh. Trong thời gian đó, tôi có gửi sổ bảo hiểm xã hội của mình cho công ty nơi tôi làm việc để làm thủ tục thai sản. Thủ tục thai sản đã được làm xong nhưng do sơ suất tôi đã làm mất sổ bảo hiểm xã hội. Hiện nay, tôi đã nghỉ làm ở công ty cũ nhưng vẫn đang giữ giấy giao nhận sổ bảo hiểm cũ. Vì nhiều lý do nên tôi không muốn quay lại xin xác nhận để làm lại sổ. Vậy còn cách nào để tôi có thể làm lại sổ bảo hiểm xã hội của mình không?

Đinh Thị Lan (Liên Hà, Đan Phượng, Hà Nội)

Trả lời:

Bạn chỉ được cấp lại sổ bảo hiểm với điều kiện phải do một đơn vị sử dụng lao động đứng ra yêu cầu cấp lại. Nghĩa là, bạn phải nhờ công ty cũ hoặc khi bạn làm công ty khác, công ty đó sẽ đứng ra làm thủ tục cấp lại sổ.

Thủ tục cấp lại sổ BHXH do người tham gia BHXH làm mất gồm:

Bước 1: Người tham gia BHXH lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH (đối với trường hợp đang đóng BHXH tự nguyện) hoặc cơ quan BHXH nơi đóng BHXH cuối cùng trước khi dừng tham gia.

Bước 2: Cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu hồ sơ cấp lại đối với hồ sơ và dữ liệu do cơ quan BHXH quản lý, nếu đủ điều kiện và xác định người bị mất sổ BHXH chưa hưởng trợ cấp một lần thì thực hiện cấp lại sổ BHXH.

Thành phần hồ sơ

- Trường hợp nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH:

+ Đơn đề nghị của người có sổ BHXH (Mẫu D01-TS).

+ Sổ BHXH (trường hợp hỏng).

- Trường hợp nộp hồ sơ thông qua đơn vị sử dụng lao động bổ sung thêm văn bản đề nghị của đơn vị sử dụng lao động (Mẫu D01b-TS).

Số lượng hồ sơ: 1 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bạn có thể vào trang web của BHXH Hà Nội (bhxhhn.com.vn) mục thủ tục hành chính cấp sổ BHXH, thẻ BHYT để tải các biểu mẫu.

Từ khoá: bảo hiểm thủ tục hành chính bảo hiểm xã hội bhxh thủ tục gia công ty lao động bão

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Những lưu ý khi mua bảo hiểm

Nhiều người lao động, nhất là làm việc tự do hay kinh doanh thường chọn mua bảo hiểm như một cách để dành tiền cho cuộc sống sau khi về hưu, nhưng chọn loại bảo hiểm nào cũng cần có những lưu ý để tránh "giữa đường gãy gánh"...

 Người mua bảo hiểm cần xem kỹ hợp đồng, hiểu rõ những quy định về các trường hợp bồi thường khi có rủi ro - Ảnh: Diệp Đức Minh

Người mua bảo hiểm cần xem kỹ hợp đồng, hiểu rõ những quy định về các trường hợp bồi thường khi có rủi ro - Ảnh: Diệp Đức Minh

Loại hình bảo hiểm mới

Chị Nga (30 tuổi, ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) đang kinh doanh tại nhà nên không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như lao động ở các doanh nghiệp (DN). Dù vậy, chị muốn tham gia đóng bảo hiểm để khi hết tuổi lao động sẽ có nguồn thu nhập ổn định cho bản thân. Qua tìm hiểu, chị đang băn khoăn nên đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hay mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện (BHHTTN). Trong khi đó, chị Thu Hồng (28 tuổi), nhân viên một DN tại TP.HCM, cho biết dù đã có bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng vẫn muốn có thêm khoản thu nhập để cuộc sống thoải mái hơn khi về hưu. Vì vậy, chị đang tìm hiểu về loại hình BHHTTN vừa được công bố từ đầu năm 2014.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, BHHTTN là sản phẩm thương mại, được các công ty bảo hiểm nhân thọ (BHNT) triển khai. Đối tượng tham gia BHHTTN là người trong độ tuổi lao động, được lựa chọn, thay đổi mức đóng trong quá trình đóng phí. Để khuyến khích người lao động và DN tham gia hai loại hình bảo hiểm mới này, phần đóng góp sẽ được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế của cá nhân (nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng/tháng). Bên cạnh đó, tiền lương hưu nhận được hằng tháng từ quỹ hưu trí tự nguyện là khoản thu nhập được miễn thuế... 

Theo công bố của các công ty bảo hiểm, nếu một khách hàng tham gia BHHTTN từ năm 30 tuổi, với mức đóng 1 triệu đồng/tháng thì mức "lương hưu" sẽ nhận được hơn 14 triệu đồng/tháng. Số tiền đóng góp hằng tháng càng cao thì mức thu nhập khi nghỉ hưu càng lớn. Người tham gia BHHTTN sẽ được chi trả trong khoảng thời gian 15 năm kể từ khi về hưu (mức lãnh lương có thể lựa chọn theo tháng hoặc quý). Việc đóng BHHTTN cũng sẽ được tính lãi suất hằng năm trên tổng số tiền đã đóng... Tuy nhiên, theo quy định, người mua BHHTTN chỉ được hưởng lương hưu hằng tháng khi đủ 60 tuổi (nam), 55 tuổi (nữ) và 20 năm đóng phí.

Tìm hiểu kỹ hợp đồng

Dù BHHTTN được cho là có nhiều ưu điểm, nhưng nhiều người lao động cho rằng thời gian đóng bảo hiểm quá dài và ít mang tính linh hoạt. Trong khi đó, BHNT có nhiều sản phẩm cũng đang phát triển mạnh để cạnh tranh. Anh Dũng, một nhân viên chứng khoán ở Q.1, TP.HCM đã chọn mua BHNT thời gian 15 năm. Theo phân tích của anh, tham gia BHNT linh hoạt hơn và quan trọng nhất là nó mang tính bảo vệ cao hơn cho bản thân và gia đình, nhất là khi trong cuộc sống, không ai lường trước được những rủi ro về tai nạn, bệnh tật... "Nếu không có những rủi ro thì mình vẫn nhận đủ lại số tiền đã đóng góp cộng thêm với khoản lãi suất hằng năm. Với hợp đồng 15 năm, mỗi năm tôi đóng 8 triệu đồng, đến khi hết hạn số tiền tích lũy được là 120 triệu đồng. Dù không nhiều nhưng đó vẫn là khoản tiết kiệm và chưa tính lãi suất được chia khoảng 8%/năm, mình có thể chuyển thành khoản tiết kiệm gửi vào ngân hàng để chi tiêu thêm sau khi về hưu. Mức phí đóng này phù hợp với thu nhập của một nhân viên bình thường như tôi", anh Dũng nói.

Tuy nhiên, dù chọn loại hình bảo hiểm nào, các chuyên gia tài chính cũng lưu ý người mua đều phải đọc kỹ hợp đồng, hiểu rõ những quy định về các trường hợp bồi thường khi có rủi ro hoặc nếu muốn kết thúc hợp đồng trước hạn...; đồng thời nên lựa chọn số tiền mình có thể đóng hằng tháng trong khả năng nhất định chứ không nên đóng quá cao, dễ bị hụt hơi. Đặc biệt, những người có khả năng tài chính eo hẹp hoặc thu nhập không ổn định thì không nên tham gia BHNT vì nếu ngưng hợp đồng trước hạn, quyền lợi không những chẳng có mà số tiền đã đóng cũng xem như gần mất trắng. 

Thảo Vy

>> Cơ quan nhà nước nợ bảo hiểm tiền tỉ

>> Khuyến khích hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế

>> Bảo hiểm xe cơ giới tiếp tục dẫn đầu về doanh thu

>> Ngư dân được bảo hiểm lưu thông qua Cửa Đại

>> 64,3% dân số TP.HCM tham gia bảo hiểm y tế

Từ khoá: nhân viên bảo hiểm xe tự nguyện bảo hiểm nhân thọ tham gia bảo hiểm lương hưu bảo hiểm xã hội công ty bảo hiểm bảo hiểm loại hình bảo hiểm công ty bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm hưu trí mức thu nhập lựa chọn đóng góp mua bảo hiểm lao động bảo hiểm tiền bộ tài chính tài chính đồng bảo hiểm hợp đồng bhnt người lao động gia bão bảo hiểm xe cơ giới khả năng tài chính quy định

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Hẹn giải quyết mâu thuẫn trên Facebook, một người chết

(TNO) Ngày 13.4, tin từ Công an tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị này đã tạm giữ hình sự Nguyễn Công Đạt (18 tuổi, ngụ phường 8, TP.Cà Mau) để điều tra về hành vi giết người.

Theo thông tin ban đầu, giữa Trần Thị Cúc (16 tuổi) và Phạm Nhã (17 tuổi, cùng cư ngụ phường 1, TP.Cà Mau) có mẫu thuẫn với nhau. Sau đó khi lên mạng xã hội Facebook, cả hai đã có những lời lẽ xúc phạm nhau và hẹn đêm 11.4 tới quảng trường Thanh Niên (phường 5, TP.Cà Mau) để giải quyết mâu thuẫn.

Sau khi hẹn xong, cả Cúc lẫn Nhã đều thông báo cho bạn bè của mình biết về vụ việc trên.

Đến điểm hẹn, một số người trong hai nhóm xông vào ẩu đả. Trong lúc xô xát, Nguyễn Công Đạt (thuộc nhóm của Cúc) đã dùng dao đâm Phạm Tại Toàn (cư ngụ khóm 1, phường 1, TP.Cà Mau) làm Toàn tử vong.

Được biết, tham gia vụ hỗn chiến có hơn 20 người, hầu hết là học sinh của Trường THPT Cà Mau.

Sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an nhanh chóng xác định, mời các đối tượng liên quan làm việc đồng thời thu giữ một số tang vật gồm dao, ống tuýp và mũ bảo hiểm.

Hiện chỉ có Đạt đang bị tạm giữ, còn các nghi can khác được gia đình bảo lãnh về nhà.

Gia Bách

>> Lập hàng loạt fanpage Facebook để tống tiền doanh nghiệp

>> Xét xử vụ tung clip quan hệ bạn gái lên Facebook

>> Vụ kêu gọi đua xe trên Facebook: Phạt nặng các tay đua

>> Cậu bé mới 9 tháng tuổi bị buộc tội 'âm mưu giết người

>> Giết người yêu rồi tự sát bằng nước mắm

>> Bắt nghi can giết người dã man để cướp 3 nhẫn vàng

>> Dựng chuyện giết người trên Facebook bị phạt 25 triệu đồng

Từ khoá: facebook gia