Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

64,3% dân số TP.HCM tham gia bảo hiểm y tế

* Sẽ ứng dụng thẻ bảo hiểm y tế có mã vạch

(TNO) Tính đến cuối năm 2013, tại TP.HCM đã có hơn 5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), chiếm 64,3% dân số thành phố.

64,3% dân số TP.HCM tham gia bảo hiểm y tế

Khám chữa bệnh BHYT ở TP.HCM

Chiều nay 9.1, báo cáo của Bảo hiểm xã hội TP.HCM (BHYT thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố) cho biết, tính đến ngày 31.12.2013 đã có 5.008.177 người tham gia BHYT, chiếm 64,3% dân số thành phố.

Chiếm phần lớn là BHYT bắt buộc (cán bộ, nhân viên làm việc tại các cơ quan, đơn vị, học sinh, sinh viên), với hơn 4,1 triệu người.

Số còn lại là số người tham gia BHYT tự nguyện với hơn 850.000 người.

Ước tính, cả năm 2013 có 13,5 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện ở TP.HCM (trong đó có hơn 2 triệu lượt người bệnh BHYT ở các tỉnh, thành khác đến), với tổng chi phí hơn 3.678 tỉ đồng.

Dự kiến, khoảng quý 2 năm 2014, thành phố sẽ triển khai dùng thẻ BHYT có mã vạch. Chỉ cần quẹt thẻ để có thông số về bệnh nhân, thay cho việc ghi tay tốn thời gian.

Cũng trong năm 2013, Bảo hiểm xã hội thành phố đã nộp đơn khởi kiện 1.228 đơn vị sử dụng lao động nợ quỹ bảo hiểm xã hội với tổng số tiền lên đến hơn 334 tỉ đồng.

Số tiền thu hồi về rất thấp - chỉ mới thu hồi được hơn 84 tỉ đồng tiền nợ. Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội là do phải có thời gian xét xử và thi hành án.

Tin, ảnh:Thanh Tùng

>> Giảm số tên thuốc được bảo hiểm y tế chi trả

>> Y đức xuống cấp đe dọa tính nhân văn của bảo hiểm y tế

>> Chưa triển khai một cửa liên thông bảo hiểm y tế cho trẻ em

>> Thẻ bảo hiểm y tế có mã vạch

Từ khoá: gia bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm quỹ bảo hiểm bão người tham gia bảo hiểm bảo hiểm khám chữa bệnh

Sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trường Xuân (Theo Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm)

(Tài chính) Ngày 20/8/2013 Bộ Tài chính đã có Thông tư số 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện. Sự ra đời của bảo hiểm hưu trí tự nguyện (BHHTTN) đánh dấu sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống bảo hiểm hưu trí/bảo hiểm xã hội (BHXH) nói riêng hệ thống an sinh xã hội nói chung của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Bài viết này tập trung phân tích và trao đổi các quy định về sản phẩm BHHTTN theo Thông tư này xét từ phương diện của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt, các so sánh giữa BHHTTN với BHXH cũng được đưa ra.

Sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện theo quy định của pháp luật Việt Nam

Sự ra đời của BHHTTN đánh dấu sự hoàn thiện và phát triển của hệ thống an sinh xã hội. Nguồn: internet

BHHTTN là gì?

BHHTTN được xác định là "sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động". (theo Khoản 1 Điều 2)

Về hình thức, BHHTTN có thể được triển khai cho từng cá nhân và cho nhóm người lao động (được gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm). Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động thì bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm (theo Khoản 2, Điều 2).

Như vậy, có thể thấy theo quy định thì BHHTTN được thiết kế như một công cụ để người sử dụng lao động gia tăng quyền lợi cho người lao động. Pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi cho người lao động thông qua việc quy định "người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm".

Tuy vậy, có thể thấy, pháp luật cũng ghi nhận quyền, quyền lợi nhất định của người sử dụng lao động trong việc mua BHHTTN cho người lao động qua cơ chế thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, BHHTTN cũng có thể được sử dụng như là công cụ tự hoạch định kế hoạch tài chính hưu trí cho những người chưa có BHXH và cả những người đã có BHXH nhưng muốn có thêm nguồn thu nhập đảm bảo cho thời gian hưu trí.

Quyền lợi bảo hiểm theo bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Theo quy định, sản phẩm BHHTTN phải cung cấp quyền lợi cơ bản, đó là quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro. Ngoài ra, sản phẩm BHHTTN có thể cung cấp quyền lợi bảo hiểm bổ trợ. Cụ thể:

Quyền lợi bảo hiểm cơ bản

Theo quy định tại Điều 5, doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động trong thiết kế sản phẩm BHHTTN nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro. Trong đó:

Với quyền lợi hưu trí định kỳ, phải bảo đảm:

+ Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 15 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

+ Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;

+ Tính lãi tích lũy từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:

+ Quyền lợi trợ cấp mai táng:

Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

+ Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn:

Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, Thông tư 115 quy định rõ và khá chi tiết về quyền lợi bảo hiểm cơ bản của sản phẩm BHHTTN, qua đó đảm bảo rằng khách hàng tham gia BHHTTN sẽ được hưởng các quyền lợi thiết yếu, phù hợp với mục tiêu của bảo hiểm hưu trí là đảm bảo tài chính cho người được bảo hiểm khi nghỉ hưu và khi gặp những rủi ro lớn trong cuộc sống, qua đó cũng giúp giảm gánh nặng đối với xã hội, ngân sách Nhà nước và gia đình.

Đặc biệt, với những người chưa được hưởng BHXH (hiện chiếm gần 80% dân số nước ta, theo số liệu của Bộ LĐTBXH) thì BHHTTN có thể được sử dụng như giải pháp thay thế hoàn toàn cho BHXH. Tuy vậy, việc quy định các quyền lợi cơ bản có thể hạn chế phần nào sự đa dạng và khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

Khác với BHXH, BHHTTN cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn về quyền lợi hưu trí (chẳng hạn, nhận trong vòng 15 năm, 20 năm,... hoặc trọn đời) theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, qua đó giúp hoạch định kế hoạch tài chính hưu trí phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Thêm vào đó, khi được thiết kế dưới dạng dòng sản phẩm liên kết chung và thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nếu chẳng may tử vong sớm (gia đình) người được bảo hiểm có thể được nhận về số tiền tương đương với phần lớn hoặc toàn bộ giá trị phần quyền lợi hưu trí chưa được nhận, qua đó khách hàng cảm thấy hợp đồng đem lại giá trị tương xứng so với phí bảo hiểm đã đóng.

Đây là điểm khác biệt đáng kể so với BHXH. Tuy vậy, việc đưa ra nhiều lựa chọn về nhận quyền lợi hưu trí thay vì mặc định trả đến khi chết lại có thể dẫn đến tình trạng người được bảo hiểm không đủ nguồn tài chính khi họ sống vượt qua thời gian nhận quyền lợi hưu trí đã lựa chọn. Còn đối với doanh nghiệp bảo hiểm, việc thiết kế sản phẩm với quyền lợi hưu trí định kỳ trả trong một thời hạn xác định có thể giúp giảm thiểu hoặc loại trừ hoàn toàn rủi ro sống thọ (longevity risk) - một rủi ro cơ bản trong các sản phẩm niên kim nhân thọ, bảo hiểm hưu trí.

Với BHHTTN, khách hàng cũng có nhiều lựa chọn về cách nhận quyền lợi hưu trí (chẳng hạn, trong lần nhận quyền lợi hưu trí đầu tiên có thể nhận nhiều tiền hơn so với các lần sau để có thể đi du lịch), tùy theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Thêm vào đó, khách hàng có thể lựa chọn định kỳ nhận quyền lợi hưu trí (chẳng hạn, nhận hàng năm), thay vì nhận theo định kỳ mặc định hàng tháng như trong BHXH. Đây là điểm khác biệt đáng kể so với BHXH.

Ưu điểm và nhược điểm của quy định này với khách hàng tương tự như với lựa chọn thời hạn nhận quyền lợi hưu trí định kỳ. Với doanh nghiệp bảo hiểm, quy định này cũng giúp đưa ra cách trả và định kỳ quyền lợi hưu trí phù hợp với nhu cầu của khách hàng đồng thời đảm bảo hiệu quả hoạt động (chẳng hạn, thông qua việc quy định mức quyền lợi hưu trí định kỳ tối thiểu cho mỗi lần nhận).

Tài khoản bảo hiểm hưu trí của mỗi người được bảo hiểm được tích luỹ giá trị trên nguyên tắc công bằng và minh bạch.

BHHTTN kết hợp giữa quyền lợi bảo vệ (rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn) và quyền lợi hưu trí. Với cách kết hợp này cùng với cơ chế cho phép bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng và điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, sản phẩm hưu trí tự nguyện có thể trở thành công cụ bảo vệ và hoạch định kế hoạch tài chính hưu trí tiện lợi và thiết thực. Vai trò bảo vệ tài chính của BHHTTN đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn trước khi nghỉ hưu. Chẳng hạn, trong giai đoạn có nhiều người phụ thuộc, nhiều khoản nợ, khách hàng có thể lựa chọn quyền lợi bảo vệ cao, và ngược lại.

Quyền lợi trợ cấp mai táng được quy định trả ngay trong mọi trường hợp (bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không) thể hiện tính xã hội và tính nhân văn của BHHTTN. Do quyền lợi trợ cấp mai táng thường được thiết kế là số tiền không lớn so với toàn bộ giá trị của hợp đồng nên rủi ro với doanh nghiệp bảo hiểm là không lớn.

Thông tư quy định không quy định cứng về quyền lợi bảo hiểm rủi ro, mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí và thời hạn trả quyền lợi hưu trí nên các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nhiều "đất" để tạo sự khác biệt và tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Quyền lợi bảo hiểm bổ trợ

Ngoài quyền lợi bảo hiểm cơ bản, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, sản phẩm BHHTTN có thể cung cấp thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ sau:

Quyền lợi điều chỉnh mức hưởng quyền lợi hưu trí định kỳ;

Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp;

Quyền lợi chăm sóc y tế;

Quyền lợi hỗ trợ nằm viện;

Quyền lợi bảo hiểm cho người phụ thuộc;

Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo;

Quyền lợi bổ trợ khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. (theo Điều 6)

Việc cho phép cung cấp các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ làm cho sản phẩm BHHTTN gia tăng tính linh hoạt và hấp dẫn, đặc biệt làm cho sản phẩm BHHTTN có tính bảo vệ toàn diện gần bằng, tương đương hoặc thậm chí có điểm cao hơn so với BHXH, qua đó giúp cho BHHTTN có thể bổ trợ hoặc thay thế cho BHXH (với những người chưa được hưởng BHXH). Đáng chú ý, khi các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ được thiết kế dưới dạng quyền lợi được lựa chọn sẽ cho phép khách hàng lựa chọn phương án bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Quy định này cũng sẽ giúp tạo sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thời điểm nhận quyền lợi hưu trí định kỳ

Về thời điểm nhận quyền lợi hưu trí, xét trên một phương diện nào đó BHHTTN đưa ra quy định linh hoạt hơn về thời điểm bắt đầu hưởng quyền lợi bảo hiểm hưu trí so với BHXH. Cụ thể, người được bảo hiểm của BHHTTN bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam (theo Khoản 3, Điều 2).

Tuy vậy, so với BHXH thì người được bảo hiểm của BHHTTN không thể "nghỉ hưu sớm". Xét ở góc độ nào đó, quy định này có thể hợp lý vì BHHTTN được xác định là nhằm "cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động" bên cạnh BHXH và các khoản tiền, tài sản mà người lao động tích lũy được dành cho tuổi nghỉ hưu. Đồng thời quy định này cũng phù hợp với xu hướng gia tăng độ tuổi nghỉ hưu trên phạm vi toàn cầu.

Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm BHHTTN đóng vào quỹ hưu trí tự nguyện có thể thực hiện định kỳ hoặc một lần theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí. Thêm vào đó, giống như hợp đồng liên kết chung, hợp đồng BHHTTN có thể đóng phí bảo hiểm đóng thêm (phần đóng góp ngoài phần phí bảo hiểm định kỳ hoặc một lần đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) để đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện (theo Điều 7).

Với trường hợp tham gia thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ, phương thức đóng phí bảo hiểm của quyền lợi bảo hiểm bổ trợ sẽ do các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép khấu trừ phí bảo hiểm của quyền lợi bảo hiểm bổ trợ từ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí (theo Điều 6). Quy định này nhằm đảm bảo rằng mục tiêu thiết lập nguồn tài chính hưu trí sẽ thực hiện được đầy đủ như đã định. 

Xuất phát từ tính chất tự nguyện của BHHTTN, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí trong trường hợp không có khả năng đóng phí bảo hiểm. Trong thời gian tạm thời đóng tài khoản bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm không được phép tính bất kỳ khoản phí nào cho bên mua bảo hiểm. Giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được tích lũy theo tỷ suất đầu tư do doanh nghiệp bảo hiểm công bố hàng năm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian này, trừ trường hợp chi trả quyền lợi hưu trí định kỳ khi người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi nhất định hoặc chi trả toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tích lũy đến thời điểm người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Ngược lại khi có điều kiện tài chính, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm khôi phục lại tài khoản bảo hiểm hưu trí và tiếp tục đóng phí bảo hiểm. (theo Điều 16)

Một số đặc trưng quan trọng khác của sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí(theo Điều 13, 14):

Người được bảo hiểm không được rút trước hạn (một phần hoặc toàn bộ giá trị) tài khoản bảo hiểm hưu trí khi chưa đạt đến độ tuổi nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu an sinh xã hội của BHHTTN và chính sách ưu đãi về thuế thu nhập dành cho BHHTTN được thực thi đúng đối tượng.

Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí(theo Điều 15):

Khi người được bảo hiểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc mất việc và không còn là thành viên của hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm, người được bảo hiểm có quyền sau đây:

Chuyển giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí từ hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân với giá trị tương ứng tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc

Chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí của mình sang hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm của doanh nghiệp mới (có thể tại cùng doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm khác).

Để bảo đảm quyền lợi của người tham gia, giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao sẽ tích lũy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm mới và doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao không được phép tính phí ban đầu đối với giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí được chuyển giao.

Phí(theo Điều 8)

Thông tư 115 quy định rõ các loại phí doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ, cụ thể:

Phí ban đầu: được khấu trừ từ phí bảo hiểm thu được, trước khi phân bổ vào tài khoản bảo hiểm hưu trí, dùng để trang trải chi phí phát hành hợp đồng bảo hiểm, chi phí thẩm định bảo hiểm, chi phí kiểm tra y tế, chi hoa hồng đại lý và chi phí khác.

Các loại phí khấu trừ từ tài khoản bảo hiểm hưu trí:

Phí bảo hiểm rủi ro: là khoản phí để đảm bảo thanh toán quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động lựa chọn bảng tỷ lệ tử vong và bảng tỷ lệ thương tật toàn bộ vĩnh viễn để tính phí bảo hiểm rủi ro nhưng trong mọi trường hợp, tỷ lệ tử vong áp dụng không cao hơn tỷ lệ tử vong CSO 1980 và tỷ lệ thương tật toàn bộ vĩnh viễn không cao hơn 10% bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980;

Phí quản lý hợp đồng bảo hiểm: là khoản phí để bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

Phí quản lý quỹđược dùng để chi trả cho các hoạt động quản lý quỹ hưu trí tự nguyện và tối đa không quá 2% giá trị tài sản đầu tư của quỹ trong năm;

Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí là khoản phí bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang quản lý tài khoản bảo hiểm hưu trí khi thực hiện chuyển giao tài khoản bảo hiểm hưu trí sang doanh nghiệp bảo hiểm mới.

Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí tối đa không quá 5% giá trị tài khoản chuyển giao đối với hợp đồng bảo hiểm năm đầu tiên, năm thứ 2 không quá 4%, năm thứ 3 không quá 3%, năm thứ 4 không quá 2% và từ năm thứ 5 trở đi không quá 1%;

Các loại phí khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.

Thêm vào đó, Thông tư cũng quy định rõ:

Doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán chính xác, công bằng và hợp lý các khoản phí nêu trên, phù hợp với sản phẩm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn và thông báo cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm hưu trí.

Hợp đồng bảo hiểm hưu trí phải quy định rõ các khoản phí tối đa áp dụng cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải công khai rõ ràng, đầy đủ các loại phí, cách xác định và tỷ lệ các khoản phí áp dụng cho bên mua bảo hiểm trong các tài liệu giới thiệu sản phẩm và tài liệu minh họa bán hàng.

Với dòng sản phẩm liên kết chung, các loại phí chính là nguồn bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời các loại phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí của mỗi người tham gia. Việc quy định rõ các loại  phí, đặc biệt mức trần của một số loại phí (như phí bảo hiểm rủi ro, phí quản lý quỹ, phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí) và công khai các loại phí sẽ có tác dụng bảo vệ quyền lợi của khách hàng đồng thời cũng giúp tạo lập thị trường cạnh tranh lành mạnh và bền vững hơn. Điều này về cơ bản phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Quy định cũng cho phép doanh nghiệp được chủ động nhất định trong việc xác định các loại phí, đặc biệt là phí ban đầu, qua đó tạo sự khác biệt và tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy vậy, việc quy định tỷ lệ thương tật toàn bộ vĩnh viễn không cao hơn 10% bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980 có thể không đủ để trả tiềnn bảo hiểm rủi ro trong trường hợp phạm vi bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn rộng hoặc ở những độ tuổi hay những nhóm người được bảo hiểm nhất định...

Tính chất của sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Mặc dù Thông tư 115 không nói rõ nhưng qua các quy định có liên quan (như quy định về quyền lợi hưu trí cơ bản, quỹ hưu trí tự nguyện, Quy định về đầu tư tài sản của quỹ hưu trí tự nguyện, các loại phí...), có thể thấy BHHTTN được quy định và thiết kế dưới hình thức bảo hiểm liên kết chung - một hình thức của dòng sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư. Đây là dòng sản phẩm ngày càng được sử dụng phổ biến trên thế giới trong việc cung cấp bảo hiểm hưu trí nghề nghiệp, hưu trí bổ sung, hưu trí tự nguyện. Nói cách khác, BHHTTN được quy định dưới dạng chương trình hưu trí với mức đóng góp xác định (defined contribution), thay vì có quyền lợi xác định (defined benefits) như trong BHXH.

Khi được thiết kế dưới dạng bảo hiểm liên kết chung, BHHTTN có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Xét từ phương diện khách hàng:

Dòng sản phẩm này cung cấp cho khách hàng sự linh hoạt trong đóng phí và lựa chọn quyền lợi bảo hiểm (như đã phân tích ở trên), qua đó có thể hoạch định kế hoạch tài chính hưu trí và bảo vệ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Thêm vào đó, BHHTTN dòng sản phẩm liên kết chung cung cấp cho khách hàng sự đảm bảo về quyền lợi đầu tư (cũng chính là quyền lợi hưu trí) thông qua lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Thông tư cũng quy định rõ "Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sử dụng tài sản của quỹ chủ sở hữu để bù đắp cho từng tài khoản bảo hiểm hưu trí phần thâm hụt so với lãi suất đã cam kết." (theo Khoản 2, Điều 13)

Các quyền lợi, các khoản phí theo hợp đồng và kết quả đầu tư của quỹ hưu trí tự nguyện được kiểm toán và công khai, minh bạch cùng với cơ chế quản lý, giám sát (đặc biệt là giám sát tài chính) của cơ quan quản lý sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Bên cạnh đó, do đặc tính minh bạch của sản phẩm liên kết chung và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, khách hàng có thể lựa chọn được doanh nghiệp và sản phẩm đem lại giá trị tốt nhất cho mình thông qua sự so sánh về các yếu tố như quyền lợi, các loại phí, kết quả đầu tư, chất lượng dịch vụ, danh tiếng của doanh nghiệp...

Xét từ phía doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:

Dòng sản phẩm liên kết chung cũng giúp doanh nghiệp quản lý và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro đầu tư và rủi ro chi phí. Cụ thể, với rủi ro đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển giao một phần rủi ro này sang khách hàng thông qua việc đưa ra lãi suất cam kết tối thiểu thận trọng.  Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể giảm thiểu rủi ro chi phí (tức là, rủi ro các khoản phí thu được từ hợp đồng không đủ trang trải các chi phí phát sinh) thông qua việc quy định có thể điều chỉnh một số loại phí (như phí quản lý hợp đồng) theo lạm phát.

Tuy vậy, do tính chất minh bạch của sản phẩm, sản phẩm của các doanh nghiệp khá dễ so sánh về các phương diện như: quyền lợi, các loại phí, kết quả đầu tư... Chẳng hạn, nếu lãi suất cam kết tối thiểu thấp hơn so với công ty cạnh tranh sẽ làm giảm tính cạnh tranh và hấp dẫn của sản phẩm, nhất là khi khác hàng ưa thích sự đảm bảo. Tương tự, việc quy định điều chỉnh các loại phí với biên độ lớn cũng làm giảm tính hấp dẫn và cạnh tranh của sản phẩm. Đặc biệt, doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện đầu tư tốt để có thể thu hút khách hàng và đem lại hiệu quả kinh doanh.

Tóm lại, các quy định liên quan đến sản phẩm BHHTTN về cơ bản phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn đầu thử nghiệm BHHTTN. Các quy định này cũng đặt mục tiêu cao trong việc bảo vệ người tiêu dùng đồng thời nhằm thiết lập thị trường bảo hiểm hưu trí cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững. Tuy vậy, những quy định này có thể chưa hoàn toàn phù hợp để sản phẩm có thể tiếp cận và đáp ứng tốt nhất đến những ngách thị trường khác nhau như thị trường khách hàng cao cấp.

Do vậy, để BHHTTN phát triển, các quy định về sản phẩm và các quy định liên quan cần tiếp tục được hoàn thiện trong tương lai trên cơ sở đòi hỏi của thực tiễn. Thêm vào đó, về phương diện khung pháp lý, để sản phẩm BHHTTN có thể triển khai thành công, ngoài quy định sản phẩm còn cần có các quy định liên quan khác, đặc biệt là quy định về hoa hồng, thù lao và chính sách ưu đãi thuế, phù hợp với thực tiễn.

Từ khoá: quyền lợi bảo hiểm gia tăng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm bệnh hiểm nghèo giao kết hợp đồng pháp luật bảo hiểm liên kết chung bảo vệ toàn diện bảo hiểm thất nghiệp quyền lợi bảo hiểm rủi ro người sử dụng lao động tiền bảo hiểm cạnh tranh liên kết nhu cầu của khách hàng bên mua bảo hiểm phí bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm tích lũy bảo hiểm rủi ro liên kết chung chi phí chất lượng dịch vụ cạnh tranh lành mạnh đóng phí bảo hiểm tự nguyện minh bạch mua bảo hiểm bảo hiểm bảo vệ quyền lợi giảm thiểu rủi ro kết quả thận trọng quy định doanh nghiệp gia bảng tỷ lệ thương tật phát triển kết hợp phạm vi bảo hiểm hấp dẫn bảo hiểm thương tật phương án bảo hiểm thông tư lao động sản phẩm hình thức cung cấp bảo hiểm quyền lợi duy trì hợp đồng sản phẩm liên kết chung cung cấp thiết kế sản phẩm doanh nghiệp bảo hiểm người tiêu dùng đồng bảo hiểm số tiền bảo hiểm bộ tài chính kế hoạch tài chính bão kế hoạch tài chính thị trường bảo vệ tài chính bảo hiểm hưu trí lựa chọn chấm dứt hợp đồng thương tật thị trường bảo hiểm bhxh hình thức bảo hiểm người lao động khách hàng thời hạn sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ tử vong vi bảo hiểm quản lý quỹ hợp đồng bệnh hiểm nghèo rủi ro đặc biệt tài sản sản phẩm bảo hiểm nhân thọ linh hoạt đảm bảo tài chính khả năng tài chính người được bảo hiểm việt nam trợ cấp

Cận cảnh Yamaha GT125 Eagle Eye giá 1.300 USD

 

05:45  |  09/01/2014

Mẫu xe tay ga Yamaha GT125 Eagle Eye vừa chính thức ra mắt thị trường Indonesia với giá bán 1.300 USD (tương đương khoảng 26 triệu đồng).

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (10).jpgGT125 Eagle Eye sở hữu thiết kế góc cạnh, trẻ trung và mạnh mẽ, hướng tới đối tượng khách hàng trong độ tuổi 20-30.

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (9).jpgXe có kích thước 1.855mm dài, 700mm rộng, 1.070mm cao cùng chiều dài cơ sở 1.265mm.

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (2).jpgChiều cao yên xe tính từ mặt đất 760 mm và khoảng sáng gầm 135 mm. Trọng lượng 101 kg cùng bình xăng 3,8 lít.

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (6).jpgMột số tính năng đáng chú ý trên GT125 Eagle Eye gồm ổ khóa từ, chân chống điện và hệ thống khóa thông minh (khóa phanh khi đỗ xe trên dốc). Ngăn chứa đồ dưới yên xe có thể để vừa mũ bảo hiểm nửa đầu. Ống xả thiết kế theo chiếc Yamaha Tmax.

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (12).jpgSức mạnh của GT125 Eagle Eye đến từ động cơ dung tích 125 phân khối, xy-lanh đơn, làm mát bằng nước, phun xăng điện tử YMJet-FI, cho công suất 11,4 mã lực tại vòng tua máy 9.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 10,4 Nm tại 6.500 vòng/phút.

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (11).jpgTheo kết quả thử nghiệm nội bộ của Yamaha, GT125 Eagle Eye chỉ tiêu thụ 1,26 lít/100km khi di chuyển đều ở tốc độ 40km/h.

can-canh-xe-tay-ga-yamaha-gt125-eagle-eye (13).jpgTại Indonesia, GT125 Eagle Eye có 3 màu đen, trắng và tím cùng mức giá 1.300 USD (tương đương 26 triệu đồng).

 Thu Hiền (TTTĐ)

Từ khoá: yamaha

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Xã hội đen đập phá đại lý xe hơi

Khoảng 20 người vác gậy ùa tới như đàn kiến vỡ tổ, thẳng tay phang vào kính chắn gió của những chiếc xe mới koóng cũng như tất cả những gì có thể đập vỡ.

xe-2_1388978262.jpg

>>Xem video

Khi hươu qua đường

xe-33-3888-1388983288.jpg

Tay lái môtô có được ít nhất hai bài học đắt giá với trải nghiệm lái xe qua đường rừng: đề phòng mọi sự xuất hiện không báo trước của các con vật trong rừng, và mặc áo khoác kể cả khi trời nóng. Hậu quả của vụ tai nạn là vỡ mắt cá chân, tay bị trầy xước nghiêm trọng, mũ bảo hiểm và camera GoPro bị vỡ, quần, găng, giày và ba-lô bị rách. >>Xem video

Mũ bảo hiểm và ngày siêu may mắn

xe-4-4134-1388983288.jpg

Nếu anh chàng này không đội mũ bảo hiểm, thì đoạn kết của video sẽ hoàn toàn đi theo hướng khác. >>Xem video

Xe đạp lao xuống vách núi dựng đứng

xe-5-2439-1388983288.jpg

Một vận động viên của môn Base jump (một biến thể của môn nhảy dù, chuyên nhảy từ những vách cao và dùng dù để tiếp đất) thực hiện cú nhảy siêu mạo hiểm từ con đường "tử thần" Old Yungas tại Bolivia. Mọi thứ được cả một đội chuyên nghiệp thực hiện: từ việc lắp bệ nhảy tới chuẩn bị đội cứu hộ khẩn cấp. Cú nhảy khởi đầu đúng như kịch bản, nhưng những yếu tố khách quan cũng như dù chỉ bật ra chỉ phần nghìn giây trước khi tiếp đất khiến vận động viên này bị thương nặng ở mông, rạn xương cẳng tay và đứt dây chằng đầu gối. >>Xem video

Vào cua ở tốc độ cao

xe-6-4436-1388983289.jpg

Chiếc scooter lao cắt qua dải phân cách, đổ ra đường. Người phụ nữ cầm lái lao thẳng về phía xe ngược chiều ở tư thế nằm hướng đầu về phía trước. May mắn ôtô kịp dừng trước khi xảy ra hậu quả đáng tiếc. >>Xem video

Mỹ Anh

Tin liên quan

Video an toàn giao thông

Xem thêm

  • Rơi khỏi cabin, bị ôtô của mình cán qua người (4/1)

  • Chặn đầu ôtô để trêu ngươi tài xế (3/1)

  • Những siêu anh hùng cứu người trên đường phố (2/1)

  • Rút dao uy hiếp, tài xế đầu gấu bị đập lại bằng xẻng (31/12)

Từ khoá: ôtô mắt cá chân bão bảo hiểm