Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Chung cư chống nạng: Bộ Xây dựng nói ngược Hà Nội?

(Bất động sản) - Gia cố, cải tạo những hạng mục yếu kém là yêu cầu quan trọng tuy nhiên, sau gia cố người dân lại viện lý do gia cố rồi không phải chuyển đi.

Bộ trưởng Xây dựng: Chưa cần tiền, bất động sản đã ấm lên Chủ tịch Hà Nội: Thị trường bất động sản "vẫn cứ đông lại"

Sau khi thị sát nhà ở cao tầng C8 Giảng Võ (Hà Nội) khu nhà được đánh giá nhà nguy hiểm cấp D, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc làm việc với Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và các Sở ngành liên quan của Hà Nội.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã khẳng định yêu cầu quan trọng đảm bảo an toàn cho các khu nhà ở cao tầng là phải gia cố, cải tạo ngay những hạng mục kém an toàn và di dân khỏi khu vực nguy hiểm.

"Cải tạo nhà ở cao tầng cũ là việc rất khó khăn nhưng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, coi như nhiệm vụ trọng tâm vì nó liên quan đến vấn đề an toàn tính mạng, ảnh hưởng mỹ quan đô thị", Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nói.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ngắt lời Bộ trưởng, ông Nguyễn Thế Thảo nói: "Dân lấy lý do đã gia cố thì không phải chuyển đi. Những khu nhà ở cao tầng cũ trở thành những khu nhà ở cao tầng chống nạng".

Ông Nguyễn Thế Thảo cũng chia sẻ, ông đã từng sống tại nhà lắp ghép nên hiểu, nhà sử dụng qua mấy chục năm nứt toác ra rất nguy hiểm, cần phải di dời người dân.

"Trách nhiệm nhà nước là phải đảm bảo người dân chấp hành như luật, không thể có chuyện đi hay không đi, không thể cãi nhau với cơ quan thẩm quyền. Chính điều đó dẫn đến chuyện tái tạo nhà ở vô cùng khó khăn", ông Nguyễn Thế Thảo nói.

Cũng theo ông Nguyễn Thế Thảo, vấn đề quyết định là đảm bảo an toàn cho người dân, đặt vấn đề trên cơ sở quy chuẩn tuổi thọ của công trình và phải đẩy lên ở cấp độ khác. Trên cơ sở đó quy định thành cơ chế bắt buộc.

Chung cư chống nạng: Bộ Xây dựng nói ngược Hà Nội? - 1_1335878.jpg
Bộ trưởng Bộ Xây dựng, UBND Hà Nội cùng các sở ngành thị sát nhà ở cao tầng C8 Giảng Võ

"Tôi nói thật, để nhà cũ, nhà ở cao tầng cũ hư hỏng xuống cấp không cải tạo, không bắt dân sơ tán, để sập nhà thì trách nhiệm là chính quyền cấp đó. Bà con C8 không đi trường hợp bão đánh sập nhà đầu tiên người là thiệt hại lớn sau đó đến người đứng đầu thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chịu trách nhiệm không thành vấn đề nhưng thiệt hại đầu tiên những tổn thất là của dân khi không áp dụng những chế tài mạnh, kỷ cương pháp luật", Chủ tịch UBND Hà Nội chia sẻ.

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng thông tin, khi thành phố quyết định di dời thì người dân không thực hiện. Thậm chí, người dân không tin cơ quan kiểm định chất lượng nhà của thành phố.

"Trung tâm kiểm định TP Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền kiểm định nhưng bà con phản ánh lại rằng phải có sự kiểm định của bộ, ngành chứ không tin kết quả kiểm định của địa phương, thành phố. Tôi đã giải thích, không lẽ lại quy định cho cơ quan kiểm định của Bộ nhưng sao Bộ giăng ra được hết 63 tỉnh thành để làm công tác này", Chủ tịch Hà Nội nêu khó.

Không có nơi tương xứng để di dời

Thực tế cho thấy việc cải tạo nhà ở cao tầng cũ có nhiều vướng mắc khi cân đối lợi ích nhà nước, công ty, nhân dân. Dự án đảm bảo đồng thuận 80% số hộ dân nên việc giải phóng mặt bằng rất nan giải. Ngoài ra, mục tiêu của thành phố là không tăng dân cư trong nội đô nên việc cân đối độ cao tầng để đảm bảo vốn đầu tư càng khó khăn hơn.

Lý do khiến việc giải phóng mặt bằng nan giải theo người dân là việc bố trí vị trí tạm cư quá xa, ảnh hưởng xáo trộn lớn đến cuộc sống của họ, nhất là việc học hành của con cái.

Ngoài ra, nhà ở cao tầng cũ còn nằm ở những vị trí trung tâm, sự bất hợp tác của người dân càng cao, nhất là những hộ nằm ở vị trí mặt đường lớn bởi họ đang kinh doanh tốt và thường thì các hộ dân tầng 1 thường cơ nới thêm được nhiều - thậm chí gấp đôi, gấp ba lần diện tích thực phân lúc ban đầu.

Chia sẻ về điều này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, khi đến thăm bà con không ai muốn dời đi và hầu hết đều chứng minh nhà tôi rất an toàn vì vậy phải xem lại xem đánh giá mức độ an toàn đến đâu.

Không đồng tình với việc áp dụng việc di dời dân như một mệnh lệnh bắt buộc mang tính hành chính theo đề xuất của Chủ tịch UBND Hà Nội song Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng cho biết, với những công trình mất an toàn phải cương quyết đưa người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm song phải có sự đồng thuận chung, phải đảm bảo quyền lợi cho dân, di dời dân đến những nơi tương xứng.

"Người dân nói họ sợ không được về ở chỗ cũ nên những lo ngại của người dân vì không được tái định cư tại nơi ở cũ hay thời hạn kéo dài dự án cần phải được giải quyết để lấy lại niềm tin và thu nhận sự đồng thuận của dân", Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết sẽ cùng Hà Nội nghiên cứu cơ chế đầu tư nhà nhà ở cao tầng cũ, như Nhà nước đứng ra cải tạo nhà nhà ở cao tầng bằng cách thuê công ty làm hoặc Nhà nước giao cho công ty làm theo hình thức BT.

Tâm An


0 nhận xét:

Đăng nhận xét