ANTĐ - Sau nhiều năm tập trung cho các dự án nhà ở cao tầng cũ, Hà Nội mới "nâng đời" được 14/1.155 công trình cần phải cải tạo. Rất nhiều cơ chế, chính sách đã được ban hành song có vẻ như bài toán cải tạo nhà ở cao tầng cũ tại Hà Nội cũng như trên cả nước vẫn chưa có lời giải.
Chưa biết tới ngày nào, các dự án cải tạo nhà ở cao tầng cũ tại Hà Nội mới tăng tốc
(Trong ảnh: Tòa nhà C8 Giảng Võ dù được xác định là nhà nguy hiểm nhưng người dân chưa chịu di dời)
Theo ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), Hà Nội đang quản lý 1.155 nhà nhà ở cao tầng cao 4-6 tầng và 10 khu thấp tầng (1-3 tầng), tập trung tại các quận nội thành, với tổng diện tích nhà ở 1,7 triệu m2 cần được cải tạo, xây dựng lại. Đó là chưa kể các khu nhà tập thể đơn lẻ, quy mô nhỏ và một số khu nhà do các cơ quan tự quản đang và sẽ phải bàn giao cho TP, nằm rải rác, xen kẽ trong các khu phố.
Các tòa nhà này đa phần được xây dựng từ những năm 1980 trở về trước bằng nguồn vốn ngân sách và phân phối cho cán bộ, công nhân, viên chức. Sau mấy chục năm sử dụng, tới nay, các tòa nhà ở cao tầng này đều xuống cấp nghiêm trọng và rơi vào tình trạng quá tải bởi dân số trong các khu nhà ở cao tầng cũ đã tăng ít nhất gấp đôi so với thiết kế ban đầu. Rất dễ nhận thấy điều kiện tồi tàn trong các khu nhà nếu dạo qua các Khu tập thể Văn Chương, Nguyễn Công Trứ, Quỳnh Mai, Vĩnh Hồ...
Theo Bộ Xây dựng, tới nay, thành phố đã phá dỡ xây mới 14 nhà ở cao tầng và đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 nhà ở cao tầng từ nguồn vốn ngân sách. Sở Xây dựng cho biết, có các dự án B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; dự án I 1,2,3 Thái Hà (quận Đống Đa); dự án nhà nghiêng P3 Phương Liệt (Thanh Xuân) đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Một số dự án khác trên địa bàn quận Ba Đình và Hai Bà Trưng còn đang trong quá trình thi công như C1 Thành Công, C7, B6 Giảng Võ, N3 Nguyễn Công Trứ... Điều đáng nói là các dự án này đều đang có những vướng mắc về tài chính hoặc quy hoạch... nên chưa thể khẳng định chắc chắn ngày về đích. Ngay cả khi các công trình này hoàn thành, tỷ lệ số nhà nhà ở cao tầng cũ nát được cải tạo vẫn rất nhỏ so với yêu cầu, chỉ đạt khoảng hơn 1%! Vài năm trở lại đây, hầu hết tiến độ các dự án cải tạo nhà ở cao tầng cũ không có bước tiến nào đáng kể.
Quá nhiều nút thắt
Thực tế, nhiều năm trước, khi thị trường đất đai còn đang nóng bỏng, các khu tập thể cũ, với vị trí đắc địa trong nội thành là đích nhắm của các nhà đầu tư. Sở KH-ĐT Hà Nội cho biết, trong giai đoạn đó, TP Hà Nội đã giao 89 dự án cải t���o nhà ở cao tầng cũ. Song tới nay, trong số này, mới có 7 dự án hoàn thành, đi vào sử dụng, 3 dự án đang thi công. Còn lại 79 dự án đang... bế tắc.
Theo Sở KH-ĐT, khó khăn lớn nhất của các dự án này là không thể cân đối được tài chính bởi hệ số bồi thường quá cao trong khi công trình bị khống chế chặt về tầng cao, mật độ xây dựng. "Nhà đầu tư rất khó khăn vì Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ với các trường hợp mất cân đối tài chính" - đại diện Sở KH-ĐT cho biết. Thêm vào đó, ngay cả trong trường hợp cân đối được tài chính và các dự án làm rầm rộ, TP cũng không thể bố trí đủ nhà tạm cư cho việc di dời dân. Ngoài ra, thị trường đất đai tụt dốc, giá cả nguyên vật liệu tăng cao... cũng là những nguyên nhân quan trọng, tác động trực tiếp đến các nhà đầu tư, khiến các dự án cải tạo nhà ở cao tầng cũ càng thêm ì ạch...
Chính Trung
0 nhận xét:
Đăng nhận xét