ANTĐ - Trong tưởng định tác chiến của Mỹ, F-22 có thể đè bẹp sự kháng cự của Su-30, J-16 Trung Quốc nhưng người Nga cho rằng, với số lượng máy bay đông đảo, không quân Trung Quốc có thể dùng chiến thuật "lấy số lượng bù chất lượng" để đối chọi với không quân Mỹ - Nhật.
Tạp chí "Airport" của Nga cho biết, Nhật chỉ có F-22 của Mỹ là máy bay duy nhất có thể thọc sâu vào lục địa Trung Quốc để tấn công các mục tiêu then chốt, họ đã đánh giá thấp thực lực của không quân Đại lục. Trung Quốc hiện có hàng ngàn chiếc máy bay cũ kỹ là J-6, J-7 để cải tạo thành máy bay không người lái mang bom đạn tiến công cảm tử.
Trong chiến tranh, số lượng máy bay khổng lồ này sẽ kiềm chế các nhóm máy bay Mỹ - Nhật, phân tán sự chú ý, tiêu hao nhiên liệu và các loại tên lửa không đối không, gây nhễu loạn các hệ thống tác chiến điện tử, sau đó các máy bay hiện đại hơn của Trung Quốc mới xuất kích, sử dụng chiến thuật "lấy nhiều đánh... ít" để hợp vây F-22.
Đội hình biên đội J-10 Trung Quốc
Ngay cả một số phương tiện truyền thông Mỹ cũng hoài nghi khả năng uy hiếp Trung Quốc của F-22. Tờ "Thời báo Washington" (Washington Times) chỉ ra, F-22 và F-35 của Mỹ sử dụng mô hình tấn công bất biến là: Xác định vị trí mục tiêu; tiềm nhập khu vực mục tiêu và xác nhận thông tin, sau đó mới phát động tấn công.
Quy trình cứng nhắc này đòi hỏi mất một khoảng thời gian nhất định, vì vậy F-22 không thể là trang bị lí tưởng để thực hiện chiến thuật đột nhập sâu vào lục địa Trung Quốc để tấn công kiểu "sét đánh ngang tai" được.
Tạp chí "Political Affairs" thì cho rằng, cho dù F-22 có tính năng tàng hình tốt đến đâu nhưng nó vẫn phải trải qua giai đoạn bay đường dài từ Nhật Bản vào lục địa Trung Quốc rồi lại bay về nên bất buộc phải sử dụng đến máy bay tiếp dầu trên không, đó chính là nguồn cung cấp máu cho F-22 những cũng là điểm yếu chí tử.
Phi đội F15J của không quân Nhật
Vì vậy, khi triển khai tấn công bắt buộc Mỹ - Nhật phải tăng cường thêm 1 vài biên đội máy bay tiếp dầu đi kèm, tất nhiên số máy bay bay rất chậm và không hề tàng hình này sẽ hủy diệt tính năng tàng hình của F-22. Trung Quốc chỉ cần theo dõi hành tung của số máy bay này, là phát hiện được thời điểm và hướng tấn công cùng với số lượng F-22 tham gia.
Tạp chí này còn cho biết, gần đây thông tin tình báo của Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã bố trí thêm nhiều máy bay chiến đấu J-10 (bao gồm cả phiên bản hiện đại nhất là J-10B) ở khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc. Loại máy bay này có khả năng bay liên tục 1600km.
Hiện các máy bay J-10 có khả năng mang theo radar viba thế hệ mới nhất của Trung Quốc, các máy bay tiếp dầu Mỹ - Nhật khi tiếp cận không phận sẽ bị loại radar này "bắt chết". Năng lực tác chiến trên không của J-10 khá mạnh và chắc chắn nó sẽ không bỏ qua con mồi dễ xơi này, bắn rụng máy bay tiếp dầu cũng không khác gì tiêu diệt được F-22.
Phi đội máy bay F-22 Raptor trong căn cứ
Một khi máy bay tiếp dầu bị hạ, F-22 không có khả năng duy trì hành trình dài, vì vậy chỉ có khả năng nhanh chóng trút hết bom đạn rồi quay ngược ra biển nếu không muốn bị "rơi tự do" vì hết nhiên liệu.
Đây chỉ là những kịch bản của giới truyền thông đưa ra dựa trên phân tích tính năng các loại máy bay của cả 2 bên, nhưng thực tế chiến tranh lại khác xa lí thuyết. Thắng bại lúc đó không chỉ phụ thuộc vào số lượng, mức độ tiên tiến của vũ khí mà còn tùy thuộc vào chiến, kỹ thuật và tinh thần của các bên tham gia.
Trong đó, cần nhấn mạnh tới sự sáng tạo và linh hoạt trong tác chiến. Thực tiễn đã chứng minh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Mỹ chiến thuật của Mỹ là sử dụng nhiều máy bay hiện đại để đấu với 1 Mig cỗ lõ sĩ của Việt Nam nhưng các phi công Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều kỹ thuật bay và chiến thuật tấn công - phòng thủ 1 máy bay hoặc cả biên đội hợp lý làm không quân Mỹ đã thất bại thảm hại.
Nếu giả định Mỹ - Nhật tấn công Trung Quốc xảy ra, không rõ nhiều máy bay cổ lỗ của Trung Quốc có thắng được 1 máy bay hiện đại của Mỹ không? Điều này hiện không ai trả lời được.
Nguyễn Ngọc
Tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét